Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng, song song với đó là mức lương cơ bản vẫn còn thấp đã khiến cho nhiều người lựa chọn đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Vậy để tham gia chương trình này cần phải nắm rõ những thông tin nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- Thị trường XKLD Nhật Bản 2021 và bài toán có nên đi Nhật làm việc hay không?
- Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu?
- Mức lương và những thông tin liên quan
- Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
- Cuộc sống của người lao động VN tại Nhật Bản
- ….
Phần 1: Có nên đi XKLD Nhật Bản không?
Năm 2021 có nên đi XKLĐ Nhật Bản không?
Đây là một con đường mới rộng mở và đầy hứa hẹn dành cho những người muốn tìm một công việc lương cao, ổn định. Đặc biệt khi bước vào xu thế hội nhập, việc đăng ký tham gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản càng trở nên dễ dàng hơn.
Thị trường XKLD Nhật Bản hiện nay
Tính trên tổng hơn 100,000 người lao động Việt Nam xuất cảnh 2019 đi làm việc tại nước ngoài thì hiện tại thị trường Nhật Bản đang đứng đầu về số lượng. Tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc và vùng Trung Đông,…
Qua các con số trên hẳn mọi người thấy rằng việc đi Nhật Bản làm việc đang rất tiềm năng, bởi vì đây là một chương trình hấp dẫn thu hút được nhiều người lựa chọn.
Tính đến thời điểm hiện tại là giữa tháng 8/2021, tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản vẫn rất phức tạp. Số ca nhiễm mới vẫn không ngừng tăng cao, chính vì thế nên hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Việt Nam vẫn bị ách tắc, chưa có dấu hiệu phục hồi.
Một số các nghiệp đoàn Nhật Bản đã tạm hoãn sang Việt Nam tuyển dụng, các công ty ở Nhật Bản cũng chịu thiệt hại đáng kể vì thiếu nhân công.
Bài toán khó – Có nên đi Nhật làm việc không?
Vì sao xuất khẩu lao động Nhật Bản lại thu hút lao động Việt Nam đến vậy? Hãy thử làm một bài toán so sánh nhỏ cùng chúng tôi.
Làm việc tại Việt Nam
Nếu như bạn đang là lao động phổ thông làm các công việc nông nghiệp hoặc công nhân tại các là nhà máy,… với mức lương từ 4-7 triệu đồng / tháng.
Thì chúng tôi chắc rằng bạn đã từng gặp rắc rối về tiền bạc ít nhất 1 hoặc nhiều lần. Mặc dù mức lương này vẫn đủ sinh hoạt hàng tháng, tuy nhiên lại không dư được là bao nhiêu.
Những khi đau ốm, bệnh tật, gia đình có việc cần tiền gấp, con cái ăn học, những tấm thệp mời đám cưới, đám ma,… chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rằng mức lương hiện tại của mình là không đủ.
Vậy còn đi Nhật Bản làm việc thì sao?
Mức lương trung bình của người lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện tại từ 29 triệu đến 41 triệu đồng / tháng.
Đây là mức lương cơ bản dành cho các công việc phổ thông, nếu là các công việc như điều dưỡng, kỹ sư thì mức lương còn cao hơn rất nhiều.
Sau khi trừ đi các khoản tiền chi tiêu sinh hoạt, bảo hiểm và thuế thì người lao động sẽ tiết kiệm được từ 15 – 23 triệu đồng / tháng. Nếu như chăm chỉ làm thêm thì số tiền tiết kiệm hàng tháng có thể lên đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra sau khi kết thúc hợp đồng lao động tại Nhật Bản, người lao động còn được hoàn lại 90% số tiền thuế + bảo hiểm đã đóng trong thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Phần 2: Những thắc mắc xoay quanh chi phí
Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu?
Để tham gia chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn.
Có nhiều người vì thiếu hiểu biết các khoản phí cơ bản và ham rẻ nên thường bị các công ty “ma” lừa lọc. Chúng tôi sẽ giải đáp cho người lao động một cách chi tiết và dễ hiểu nhất về các khoản phí này.
Chi phí đi XKLD Nhật Bản gồm những khoản gì?
Mặc dù ngày nay, người lao động có thể dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị chi phí để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên, mức phí đóng là không hề rẻ. Chính vì thế khi đăng ký, bạn sẽ cần nắm rõ được chi tiết các khoản chi phí phải đóng.
Bên cạnh các khoản phí trên, người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ cần trả thêm khoản phí để làm các loại giấy tờ như visa, hồ sơ,… Bên cạnh đó còn có các khoản phí phụ thu như giáo trình, đồng phục và đồ dùng cá nhân cho người lao động, …
Vậy thực tế đi xuất khẩu Nhật Bản hết bao nhiêu tiền?
- Đi Nhật làm việc 1 năm: từ 40 – 55 triệu đồng
- Đi Nhật làm việc 3 năm: Từ 85 triệu đến 155 triệu đồng
Phần 3: Tìm hiểu về mức lương và so sánh
Thực tế đi xuất khẩu lao động Nhật Bản lương bao nhiêu?
Theo luật lao động Nhật Bản, lương cơ bản của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương theo giờ ở Nhật Bản là từ 792 yên đến 1013 yên / giờ (áp dụng vào năm 2021). Người lao động sẽ phải làm việc 8 tiếng / ngày. Tuần làm việc từ 40 – 44 tiếng.
Như vậy, lương tháng của người lao động sẽ dao động từ 135,000 yên đến 190,000 yên/tháng (tương đương từ 29 đến 41 triệu đồng)
Theo như công bố chính thức từ chính phủ Nhật Bản, vào năm 2021 mức lương theo giờ ở Nhật Bản đạt mức cao. Tại thủ đô Tokyo với mức lương là 1,013 yên / giờ, kế đến Kanagawa với 1,011 yên / giờ.
Lương thực lĩnh khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
Trước khi nhận được tiền lương về đến tay, người lao động sẽ được công ty khấu trừ trực tiếp các khoản tiền sau:
- Tiền bảo hiểm, thuế
- Tiền nhà / ký túc xá
- Tiền nước, điện, ga
Sau khi trừ đi các khoản ở trên, người lao động sẽ nhận được về mức lương cuối cùng (gọi là lương thực lĩnh). Tiếp theo người lao động sẽ phải chi trả các khoản tiền sinh hoạt phí như tiền ăn, mua sắm quần áo, đi chơi,…
Nên đi xuất khẩu lao động Nhật mấy năm?
Thời gian của hợp đồng XKLĐ Nhật Bản thường kéo dài từ 1 năm đến 3 năm. Với mỗi loại đơn hàng đều có những đặc điểm riêng để phù hợp với điều kiện của người lao động. Cụ thể như sau:
Đặc điểm so sánh | Đi Nhật 1 năm | Đi Nhật 3 năm |
Thời gian xuất cảnh | Trung bình từ 3 – 4 tháng | Trung bình từ 4 – 6 tháng |
Chi phí | Chi phí 1 năm thường thấp, chỉ từ 40 đến 60 triệu đồng | Chi phí 3 năm cao hơn, từ 99 đến 155 triệu đồng |
Đối tượng phù hợp | Phù hợp với người có tâm lý ngại xa gia đình nhưng cần cải thiện tài chính. Thích hợp cho những người ít vốn | Phù hợp với những người muốn đào tạo kỹ về nghề nghiệp, kỹ năng. Muốn kiếm tiền và đầu tư cho tương lai. |
Đơn hàng | Số lượng đơn hàng 1 năm thường rất ít và chỉ mang tính chất thời vụ | Đa dạng đơn hàng, nhiều ngành nghề |
Tiền tiết kiệm | Sau 1 năm làm việc, người lao động có thể mang về được từ 200-300 triệu | Sau 3 năm làm việc, người lao động có thể mang về được từ 700-900 triệu nếu chăm chỉ |
Gia hạn hợp đồng | Kết thúc hợp đồng, bạn sẽ phải trở về nước và không thể tiếp tục ở lại làm việc hay gia hạn thêm | Sau thời gian làm việc 3 năm, bạn có thể tiếp tục gia hạn hợp đồng thêm 2 năm và làm việc tại Nhật Bản |
Đánh giá chung, nhiều người sẽ chọn đi xuất khẩu lao đông Nhật Bản 3 năm hơn là 1 năm vì chúng mang lại nhiều lợi ích hơn. Ngoài ra còn có một điều kiện thuận lợi nữa là người lao động có thể vay vốn ngân hàng mới lãi suất cực ưu đãi.
Phần 4: Điều kiện, thủ tục và quy trình
Xuất khẩu lao động Nhật Bản yêu cầu những điều kiện gì?
Hiện tại, việc đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên không phải ai cũng có thể đạt đủ điều kiện để đăng ký. Vậy muốn đi XKLD Nhật Bản phải đáp ứng điều kiện gì?
- Độ tuổi: Từ 18 đến 36
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên (có đơn yêu cầu trình độ cấp 3 trở lên)
- Sức khỏe: Tốt – không mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan ABCD, lao,….
- Chiều cao / cân nặng: Tùy vào yêu cầu của từng đơn hàng (Trung bình 1m45 trở lên)
- Kinh nghiệm làm việc: Tùy theo đơn hàng, đa số không yêu cầu kinh nghiệm
Chỉ cần đạt được các yêu cầu phía trên và không nằm trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản là người lao động đã đủ điều kiện đi lao động Nhật Bản.
Các yêu cầu riêng cụ thể hơn thường sẽ do yêu cầu của từng đơn hàng, tuy nhiên thường cũng chỉ đơn giản như chấp nhận hình xăm hoặc không chấp nhận, ngoài ra còn yêu cầu về không hút thuốc, thuận tay nào, hôn nhân,…
Hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản
Về phần hồ sơ hoàn chỉnh, người lao động sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đi XKLD Nhật Bản gồm các giấy tờ như sau:
- Ảnh thẻ cỡ 3×4 và 4×6
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, sổ hộ khẩu
- Bằng tốt nghiệp hoặc học bạ, chứng chỉ
- Giấy xác nhận hạnh kiểm (nhân sự)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy khám sức khỏe
- Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh
- Hộ chiếu
Quy trình và thủ tục
Quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay như thế nào? Dưới đây là quy trình chung khi đi XKLĐ Nhật Bản:
Phần 5: Cuộc sống của người lao động VN ở Nhật Bản
Phần lớn những người lao động Việt Nam khi bước chân tới Nhật Bản đều phải tập thích nghi dần với môi trường sống ở đất nước này. Trong thời gian đầu, việc xa nhà và phải làm quen với nhiều điều mới mẻ nên không ít người cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi và nhớ nhà. Tuy nhiên sau khi đã vào guồng quay công việc, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.
Tại Nhật Bản, người lao động Việt Nam sẽ được tiếp xúc với một môi trường làm việc hiện đại và chuyên nghiệp. Trong thời gian lao động, bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng cũng như thái độ, phản xạ trong công việc.
Người lao động Việt Nam tại Nhật Bản thường sống trong các phòng trọ, khu tập thể gần nhau để tiện giúp đỡ trong những công việc hàng ngày. Vì vậy vào những ngày nghỉ hoặc ngày lễ Tết thì mọi người thường quây quần lại tổ chức ăn uống, tiệc tùng.
Cuộc sống người Việt khi đi lao động xuất khẩu tại Nhật Bản không quá khó khăn nhưng cũng chẳng phải dễ dàng. Ngoài công việc ra thì nhiều bạn đồng hương cũng giúp đỡ và nương tựa nhau rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.
Bất kỳ ở một môi trường làm việc nào cũng có sự vất vả riêng, tại Nhật Bản cũng thế. Tuy nhiên khi mệt mỏi qua đi, những gì bạn nhận được sẽ là kinh nghiệm, kỹ năng và những người bạn quý giá.
Nguồn: nhanlucnhatban.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Tứ trụ tài phiệt zaibatsu lớn nhất Nhật Bản
- Shibusawa Eiichi – Cha đẻ của triết lý kinh doanh Nhật Bản
- Shibusawa Eiichi: Nhà doanh nghiệp vĩ đại nhất của Nhật Bản
- Ứng dụng công nghệ blockchain, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam
- Chủ động thay đổi mô hình kinh doanh – thích nghi với tình hình dịch bệnh
- Affiliate Marketing là gì? 9 cách kiếm tiền với Affiliate Marketing 2021
- Email Marketing là gì? Phần mềm Email Marketing miễn phí tốt nhất 2021
- Viết Content là gì? 7 Bước tự học Content Marketing cho newbie 2021
- Inbound Marketing là gì? Sự khác nhau của Inbound và Outbound Marketing là gì?
- Bộ TT&TT thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn
- Báo cáo logistics trong hoạt động xuất khẩu: số tháng 10/2020
- Chuỗi giá trị nông sản và những vấn đề về logistics trong ngành nông sản