Để kinh doanh thành công thì bất kỳ công ty hoặc doanh nghiệp nào cũng cần phải có mô hình kinh doanh phù hợp để phát triển. Vậy mô hình kinh doanh là gì và đâu là các mô hình kinh doanh thành công nhất được dự báo trong năm 2021 nên áp dụng? Dưới đây là những gợi ý giúp bạn lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất với điều kiện hiện tại và nguồn lực sẵn có.

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Thuật ngữ này bắt đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỉ XX và hiện nay được các nhà nghiên cứu học thuật, nghiên cứu ứng dụng quan tâm.

mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh là thuật ngữ chuyên ngành được đúc kết từ nhiều yếu tố

Đừng lầm tưởng nhé! Mô hình kinh doanh không phải là kế hoạch kinh doanh. Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào cố định, vì thế mỗi người sẽ có cách tiếp cận và nhìn nhận khái niệm khác nhau. Trong số đó, mô hình kinh doanh có thể được định nghĩa như sau:

Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển“. (Theo “Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures”, 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland).

Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp bán gì cho khách hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào“. (Theo “How to Describe and Improve your Business Model to Compete Better”, 2004 của Alexander Osterwalder)

Nói ngắn gọn một cách dễ hiểu, mô hình kinh doanh là mô hình kiếm tiền của cá nhân, doanh nghiệp mà khi nhìn vào mô hình đó giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về cách thức hoạt động và kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp này.

Mô hình kinh doanh rất quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh doanh cho công ty, giúp các đơn vị khác hiểu được doanh nghiệp này kinh doanh sản phẩm gì, bán sản phẩm trong lĩnh vực gì và bán cho ai, làm thế nào để họ sản xuất được những sản phẩm như vậy và phân phối chúng bằng cách nào? Cho dù bạn có lựa chọn mô hình kinh doanh đã có sẵn hay phát triển theo định hướng riêng thì điều quan trọng là bạn phải có sự hiểu biết về tổng thể doanh nghiệp của mình.

2. Các loại mô hình kinh doanh phổ biến từ trước đến nay

Hiện nay, có rất nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau. Trong mỗi mô hình kinh doanh lại có nhiều loại hình kinh doanh khác ví dụ như: bán hàng, phân phối trực tiếp hàng hóa, kinh doanh nhượng quyền thương mại, kinh doanh cửa hàng truyền thống, kinh doanh kết hợp với các trang thương mại điện tử, kinh doanh online,…

Mô hình kinh doanh là một đại thể nhưng mỗi mô hình thì chỉ có một kế hoạch kinh doanh riêng. Bạn thành công khi áp dụng kế hoạch cho mô hình kinh doanh này nhưng chưa chắc đã có thể ứng dụng nó trong những mô hình kinh doanh khác. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh cho đến nay đã được áp dụng:

2.1 Mô hình kinh doanh môi giới

Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ kết nối người mua và người bán để tạo điều kiện thuận lợi cho họ giao dịch với nhau. Mỗi giao dịch thành công, doanh nghiệp môi giới sẽ được trả một khoản chi phí “hoa hồng” từ người mua hoặc người bán hoặc từ cả hai. Mô hình kinh doanh này phổ biến nhất là trong ngành bất động sản.

mô hình môi giới

Mô hình môi giới thường thấy nhất trong lĩnh vực bất động sản

Một số ví dụ về doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này như: Đất xanh miền Bắc, công ty môi giới chứng khoán VNDIRECT,…

2.2 Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Mô hình này thường thấy nhất là ở lĩnh vực ăn uống, nhà hàng. Với mô hình nhượng quyền thương hiệu, cá nhân hay doanh nghiệp sẽ bán công thức từ A-Z và cả điều hành cho họ. Việc này chính là bạn đang bán quyền sử dụng thương hiệu kinh doanh mà bạn đã phát triển và thành công cho người khác.

Một số ví dụ về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu như: The Golden Gate, Cafe Cộng,…

2.3 Mô hình cho thuê

Mô hình này thường thấy nhất là ở phân khúc mặt hàng giá cao mà nhiều người chưa có khả năng mua hẳn, thay vào đó họ lựa chọn giải pháp là đi thuê sử dụng trong một thời gian nào đó. Ví dụ như: cho thuê nhà, thuê xe,…

2.4 Đăng ký

Mô hình này đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Với mô hình này, người sử dụng sẽ bị tính phí đăng ký để có thể truy cập và sử dụng dịch vụ mà họ muốn. Những mô hình đăng ký phổ biến như đăng ký đọc báo, tạp chí, các dịch vụ trực tuyến, phần mềm,…

2.5 Mô hình kinh doanh thông qua đại lý

Khi doanh nghiệp của bạn đã tạo ra đủ lượng khách hàng tiềm năng cần thiết thì bạn có thể mở rộng thêm các đại lý phân phối. Thay vì chỉ vươn một “vòi” ra thị trường thì bạn có thể vươn vô số “vòi” để bao phủ và chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn, gọn ghẽ hơn.

Trên đây chỉ là một vài mô hình kinh doanh phổ biến chứ không phải đầy đủ các mô hình từ trước đến nay. Hi vọng qua đó có thể giúp bạn nắm vững thêm về mô hình kinh doanh và phát triển nó cho doanh nghiệp của mình.

3. Cách xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, thành công

Như nói ở trên, mô hình kinh doanh sẽ được xây dựng khác nhau để phù hợp với từng đơn vị, doanh nghiệp cũng như sản phẩm mình kinh doanh. Tuy nhiên, về cơ bản thì hầu hết mọi người đều phải trải qua những bước xây dựng mô hình kinh doanh mà mọi người có thể áp dụng hiệu quả như sau:

3.1 Khảo sát, tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng

Đây là bước đầu tiên để xây dựng mô hình kinh doanh. Việc khảo sát, tìm hiểu để xác định nhu cầu của khách hàng là vô cùng quan trọng . Làm thế nào để đối tượng mà mình cần nhắm đến là ai? Khách hàng cần thỏa mãn những nhu cầu gì và cần làm gì để thu hút sự quan tâm, chú ý tạo tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ? Xác định đúng nhu cầu và đối tượng chúng ta sẽ vạch ra những ý tưởng và hướng đi cho hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả, với tỷ lệ thành công cao, hạn chế được nhiều rủi ro trong các bước sau này.

khảo sát

3.2 Lên ý tưởng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Nắm bắt được đối tượng, nhu cầu khách hàng thì bước tiếp theo là phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đó, làm sao để hiệu quả nhất có thể. Từ mẫu mã đến giá cả đều phải thỏa mãn nhu cầu của khách và phải tạo sản phẩm có sự khác biệt, luôn luôn đổi mới. Luôn luôn cho khách hàng của bạn có cảm giác được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, xứng đáng “đồng tiền bát gạo” mà họ phải bỏ ra để mua.

>> Ý tưởng kinh doanh ổn định cho các chị em

3.3 Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm với chi phí phù hợp

Để xây dựng được mô hình kinh doanh thành công thì bước này khá quan trọng, vừa phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất chất lượng với chi phí thấp nhất, mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất. Để làm được điều này, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, sản xuất công nghiệp sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi sản phẩm. Bên cạnh đó, tìm những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá tốt những vẫn đảm bảo chất lượng. Tuyển những nhân viên có tay nghề chuyên môn vững và có tinh thần trách nhiệm với công việc.

Đồng thời bạn cùng phải giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm ra đời đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như mẫu mã.

3.4 Có chiến lược đưa sản phẩm đến tay khách hàng

Có sản phẩm tốt thì chiến lược tiếp theo là bạn phải quảng bá sản phẩm đến khách hàng bằng các chiến dịch Marketing hiệu quả như: hội chợ, triển lãm sản phẩm; quảng cáo bằng tờ rơi, áp phích, truyền thông đại chúng; khuyến mãi, dùng thử tại các siêu thị, trung tâm thương mại,…

Sau mỗi đợt thực hiện chiến dịch quảng bá bạn cần nắm bắt nhu cầu khách hàng xem đã đúng với những gì mình khảo sát chưa, đặc biệt thu thập phản hồi của khách để rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng thiết lập những kênh phân phối hiện đại và tiết kiệm thời gian nhất để sản phẩm có thể đến tay được nhiều khách hàng nhất bằng việc mở các đại lý, cửa hàng hoặc hợp tác với các cơ sở kinh doanh.

>>> Kinh doanh gì ở khu dân cư mới?

3.5 Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt tay vào hoạt động

Đây là bước thực tế hóa mô hình kinh doanh, khi đã có trong tay mô hình kinh hiệu quả thì doanh nghiệp hoặc công ty của bạn sẽ bắt đầu xây dựng hoàn thiện về cơ sở vật chất. Chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực và vốn đầu tư, đồng thời liên tục tìm kiếm những đối tác tiềm năng để liên kết lâu dài và bền vững trong tương lai.

Khi đã tự tin, bạn sẽ tìm kiếm các nhà đầu tư vào mô hình kinh doanh của bạn. Khi tìm đến các nguồn đầu tư này, bạn phải chứng minh được kết quả kinh doanh tốt trong một thời gian và sẽ mang lại lợi nhuận cho họ nếu họ sẵn sàng đầu tư cho bạn.

4. Những mô hình kinh doanh thành công bền vững đến 2021

Hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh đang hoạt động song song với nhau. Nên kinh doanh gì năm 2020 – 2021 thì còn tùy sản phẩm và hướng đi của từng doanh nghiệp mà sẽ lựa chọn mô hình phù hợp. Ngoài ra, bạn không nhất thiết phải tìm ra mô hình kinh doanh mới để bắt đầu mà có thể sử dụng những mô hình sẵn có nhưng phải tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng của mình. Sau đây là một số gợi ý về các hướng kinh doanh cho bạn tham khảo:

4.1 Các mô hình kinh doanh truyền thống 

Như chúng ta đã biết trong mô hình kinh doanh truyền thông, tức là sản phẩm xuất xưởng từ nhà sản xuất, để đến được tay người tiêu dùng cần phải đi qua khâu trung gian như các tổng đại lý, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, và cuối cùng là đến các cửa hàng bán lẻ gần ở khắp nơi.

Khi qua những khâu trung gian này, nhà sản xuất cần phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để chi trả cho vận chuyển, kho hàng, nhân công, bến bãi,… mất khoảng 30-40% giá thành một sản phẩm.

siêu thị mẹ và bé

Một mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống

Bên cạnh đó, để tiếp cận người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn, nhà sản xuất còn phải có những chiến lược như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại sản phẩm, chi phí bỏ ra cũng rất tốn kém.

Nói tóm lại một sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng có giá bán lẻ là 100% thì giá xuất xưởng của nó tại nhà sản xuất chỉ khoảng từ 20-30%.

Có thể nói phương pháp kinh doanh truyền thống là một mô hình kinh doanh tốt và đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, hiện nay đã song song rất nhiều mô hình kinh doanh rất hiện đại khác mà bạn có thể tham khảo để kết hợp thêm.

>>> Tham khảo một số mô hình kinh doanh truyền thống:

+ Kinh doanh siêu thị mini

+ Mở tiệm tạp hóa

+ Mô hình kinh doanh cửa hàng mẹ và bé

+ Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch

+ Mở cửa hàng văn phòng phẩm

4.2 Mô hình kinh doanh Online 2020

Đây là một hình thức kinh doanh trên mạng internet thông qua các kênh online và mạng xã hội như: YoutubeFacebook, Zalo,… để quảng cáo trưng bày và bán sản phẩm. Ưu điểm của mô hình này là có thể tiết kiệm được các chi phí thuê mặt bằng và chi phí nhân viên, tiếp cận được đến nhiều người tiêu dùng không chỉ trong phạm vi khu vực mà còn cả trên thế giới.

Mô hình kinh doanh này đã khắc phục được hạn chế của kinh doanh truyền thống là phải thông qua, cửa hàng, chợ, siêu thị,… mới mua được hàng. Với mô hình online, bạn có thể mua bán xem xét lựa chọn trực tiếp qua mạng và có thể order vận chuyển về tận nhà mà không phải đi lại. Với sự bùng nổ của thời đại 4.0 thì đây được xem là mô hình kinh doanh của tương lai.

Tuy vậy, mô hình kinh doanh online cũng có hạn chế là bạn không trực tiếp nhìn sản phẩm, cũng như nắm bắt được chất liệu sản phẩm, chỉ đặt niềm tin mua hàng qua những lời quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, review từ khách hàng. Có thể nhận được hàng tốt hoặc hàng không tốt, chậm trễ trong giao hàng, mất hàng là những điều cũng khá thường xuyên xảy ra.

4.3 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử 

Là mô hình kinh doanh mà sử dụng các lợi ích của mạng internet, giúp cho các cá nhân cũng như doanh nghiệp có thể kinh doanh, bán hàng và thu lợi nhuận một cách dễ dàng hơn, đồng thời người mua chọn lựa được nơi mua hàng uy tín.

Muốn xây dựng mô hình này, người bán phải có danh mục sản phẩm trực tuyến trên trang web, để người mua có thể đặt hàng qua trang web đó và người bán sẽ gửi các món hàng đến khách hàng, quản lý dữ liệu khách hàng.

Một số những công ty thành công nhất trong thương mại điện tử đã sử dụng mô hình cửa hiệu trực tuyến như: các công ty B2C (business to consumer – doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Ví dụ, More.com là một địa chỉ thương mại trực tuyến về các sản phẩm làm đẹp, y tế, đã sử dụng giỏ mua sắm điện tử cho phép khách hàng xem, mua sắm và sắp đặt việc giao hàng. Tại Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều mô hình thương mại điện tử đạt thành công lớn là Tiki, Shopee, Sendo,…

4.4 Mô hình hợp tác kinh doanh 

Hiện nay, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng mô hình hợp tác kinh doanh, được hiểu là sự phát triển của các mối quan hệ chiến lược, lâu dài giữa hai bên để đạt được các mục tiêu chung.

mô hình hợp tác kinh doanh

Trong thời điểm này không thể bỏ qua mô hình kinh doanh nhượng quyền đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một “quan hệ hợp tác kinh doanh” trong đó một đối tác sẽ cho phép đối tác còn lại sử dụng bản sao một hệ thống kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công của mình và 2 bên sẽ có những thỏa thuận phù hợp để cùng có lợi trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

Ở Việt Nam rất nhiều đơn vị thành công với mô hình hợp tác kinh doanh theo hình thức nhượng quyền hoặc mở đại lý như:

+ Lotteria – Lĩnh vực ăn nhanh và nhà hàng

+ Nhượng quyền cửa hàng đồng giá 10k – Lĩnh vực bán lẻ

+ Nhượng quyền cửa hàng tiện lợi Circle K – Lĩnh vực bán lẻ

+ Nhượng quyền Vinmart – Lĩnh vực bán lẻ

+ Highlands Coffee – Hoạt động kinh doanh cà phê

+ Pozaa Tea – Kinh doanh lĩnh vực trà sữa

4.5  Mô hình kinh doanh 4.0 

Trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta phải chấp nhận và đi theo các mô hình kinh doanh mới để bắt kịp với xu hướng. Một số mô hình kinh doanh dưới đây được cho là “tương xứng” với thời đại công nghệ 4.0:

– Free Model (Mô hình kinh doanh miễn phí): Mô hình đang được rất nhiều các doanh nghiệp và tập đoàn lớn áp dụng như Facebook và Google. Mạng lưới Internet hoàn toàn là miễn phí, tiết kiệm chi phí đi lại của khách hàng.

– The on Demand model (Mô hình kinh doanh theo yêu cầu): Mô hình này đang được các bên áp dụng như: Grab (dịch vụ gọi xe ôm), Now (dịch vụ giao đồ ăn), Airbnb (dịch vụ đặt phòng trực tuyến toàn cầu)…

– The Marketplace Model (Sàn giao dịch điện tử): Hiện đang có eBay là đại diện tiêu biểu áp dụng mô hình kinh doanh sàn giao dịch điện tử. Với mô hình này, Marketplace có thể cung cấp cho bên bán và bên mua những cơ hội tiếp cận dễ dàng, an toàn trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử sẵn có.

5. Những mô hình kinh doanh chưa có ở Việt Nam

Hầu hết các mô hình kinh doanh có hiệu quả hiện nay trên thế giới đều đã được các start-up, những nhà đầu tư áp dụng tại Việt Nam. Để tìm ra mô hình kinh doanh chưa có ở Việt Nam là rất khó mà chỉ là những mô hình mới, chưa có nhiều người biết đến mà thôi. Ví dụ như:

Mô hình kinh doanh lưu động: ở nước ngoài, bạn có thể thấy rất nhiều các loại xe bán tải, xe buýt chạy lưu động bán đồ ăn, bán hoa, bán trái cây,… Nhưng ở Việt Nam thì hình thức kinh doanh này bạn chỉ có thể thấy ở các khu, tụ điểm vui chơi mà ít khi gặp ở đường.

xe tải đồ ăn

Xe tải kết hợp bán đồ ăn (Ảnh: Nguồn Internet)

Khách sạn chăm sóc cho thú cưng: đây là hình thức kinh doanh mới lên chuyên dành cho tầng lớp có cuộc sống xa xỉ, không tiếc bỏ ra rất nhiều tiền để thuê khách sạn và các dịch vụ chăm sóc cho thú cưng. Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có người mở loại hình kinh doanh này.

>> Gợi ý: Mở cửa hàng bán đồ thú cưng

Mô hình đấu giá cao nhất: tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận đến những sản phẩm tốt và chọn ra người đưa ra giá cao nhất để sở hữu sản phẩm này.

Nguồn: vinatechjsc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *