Chỉ số chứng khoán là gì
Chỉ số chứng khoán là chỉ số thể hiện giá trị của một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường. Nhóm cổ phiếu này không có giới hạn về số lượng loại cổ phiếu. Chúng được nhóm lại để có thể giao dịch như một công cụ tài chính. Quy tắc nhóm có thể là cùng một sở giao dịch, cùng ngành kinh doanh, cùng ngành hoạt động, cùng mức vốn hóa trên thị trường…
Những điều cần biết về chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán là kiến thức mà mọi người cần phải nắm rõ khi bước chân vào thị trường, dù bạn là người mới chơi chứng khoán hoặc lâu năm. Việc trang bị đầy đủ kiến thức về các chỉ báo sẽ đảm bảo cho cách chơi chứng khoán của bạn hiệu quả.
Ý nghĩa của chỉ số chứng khoán
Thông tin về chỉ số chứng khoán mang ý nghĩa về đầu tư, phân tích và đánh giá cho nhà kinh tế, chính trị gia, nhà nghiên cứu. Hoặc khi nhắc đến hiệu suất của thị trường thì cũng có thể dựa vào chỉ số chứng khoán để đưa ra nhận định cùng quyết định ra các lệnh chứng khoán cho phù hợp.
Phân loại chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán được phân loại dựa trên những tính chất khác nhau. Có thể phân loại chỉ số này theo quốc gia, chỉ số chứng khoán theo khu vực, chỉ số chứng khoán theo ngành nghề kinh doanh…
Cách tính chỉ số chứng khoán
Hiện thị trường có nhiều cách tính chỉ số chứng khoán, nhưng cách phổ biến nhất là cách tính theo:
- Trọng số vốn hoá thị trường.
- Trọng số giá.
- Trọng số bằng nhau.
- Trọng số cơ bản.
Ví dụ công thức cách tính chỉ số VN-Index theo trọng số vốn hóa thị trường:
VN-Index = 100 x (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết tại cơ sở)
Trong đó:
• i = 1, 2, 3, 4,..,n
• P1i: Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i).
• Q1i: Số lượng cổ phiếu i được niêm yết hiện hành.
• P0i: Là giá đóng cửa của cổ phiếu i vào ngày giao dịch đầu tiên (giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i).
• Theo đó, giá đóng cửa của cổ phiếu i được quy định là giá thực hiện giao dịch trong ngày khớp lệnh cuối cùng của cổ phiếu này. Biên độ dao động của giá đóng cửa được xác định tùy theo từng thời điểm, trong khoảng từ 05 – 10%.
• Q0i: Số lượng cổ phiếu i được niêm yết vào thời điểm gốc. Tại Việt Nam, thời điểm gốc đều được lấy là 100 điểm, còn một số nước như Anh, Mỹ lấy gốc là 1000.
Mỗi cách tính sẽ mang lại lợi ích, lợi nhuận cũng như giá trị cổ phiếu khác nhau. Thông thường thị trường sẽ chọn cách tính chỉ số chứng khoán theo hình thức trọng số vốn hóa trên thị trường. Việc bạn hiểu cách tính chỉ số sẽ giúp cho cách chơi chứng khoán của bạn được đảm bảo.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán
Biểu đồ của chỉ số chứng khoán có dự thay đổi thường là do sự thay đổi của các yếu tố:
- Các thành phần của chỉ số chứng khoán, bao gồm tất cả các loại cổ phiếu.
- Dữ liệu kinh tế.
- Ảnh hưởng từ tình hình chính trị.
Khi bắt đầu thực hành cách chơi chứng khoán thì luôn luôn phải nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng này.
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, 3 chỉ số chứng khoán hàng đầu được giới đầu tư tập trung phát triển là: VN30, VN100, HNX30. Đây cũng là chỉ số chứng khoán được khuyến cáo tìm hiểu sau khi đã nắm rõ cách chơi chứng khoán.
VN30
Là chỉ số mới trên thị trường của top 30 doanh nghiệp có cổ phiếu được niêm yết trên HOSE. Những doanh nghiệp này có vốn hoá thị trường và mức thanh khoản cao nhất. Hiện VN30 chiếm đến 80% tổng giá trị vốn hoá thị trường của VN index.
VN100
Là chỉ số của 100 cổ phiếu có giá trị lớn nhất trên thị trường. Bao gồm luôn cả chỉ số VN30. Ngày cơ sở của VN100 là 24/02/2014. Thuộc chỉ số giá. Phương pháp tính là giá trị vốn hoá thị trường có điều chỉnh theo tỷ lệ.
HNX30
Là chỉ số của top 30 cổ phiếu được lựa chọn dựa trên tính thanh khoản của cổ phiếu đó. Ngày cơ sở của HNX30 là 03/01/2012, điểm cơ sở là 100. Ngày hoạt động đầu tiên là 09/07/2012. Phương pháp tính giá trị HNX30 là vốn hoá thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng.
TOP 5 chỉ số chứng khoán hàng đầu trên thế giới
Thị trường quốc tế cũng nhộn nhịp với nhiều chỉ số chứng khoán tiềm năng. Trong hướng dẫn cách chơi chứng khoán bạn sẽ được hướng dẫn làm quen với các chỉ số chứng khoán quốc tế.
DOW JONES
Là chỉ số chứng khoán lâu đời, nó là tổng cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Mỹ. Các công ty được lựa chọn không nằm hạn hẹp trong ngành Công Nghiệp nặng như trước. Chỉ số này thay đổi thể hiện nhu cầu về đầu tư và thu nhập hàng đầu của các nhà đầu tư.
DAX30
Là chỉ số chứng khoán thể hiện giá trị của 30 công ty hàng đầu của Đức giao dịch trên sàn Frankfurt. DAX30 tính theo vốn hoá thị trường và tính thanh khoản.
S&P500
Là chỉ số chứng khoán của 500 công ty hàng đầu trong thị trường chứng khoán nước Mỹ. Các công ty được lựa chọn vào danh sách dựa vào: vốn hoá, tính thanh khoản, khả năng giao dịch, lịch sử giao dịch… Thống kê cho thấy chỉ số này chiếm 80% tổng giá trị thị trường của nước Mỹ.
NiKKEI 225
Là chỉ số chứng khoán theo giá của sở chứng khoán Tokyo. Thành phần công ty có trong chỉ số này được lựa chọn từ đa ngành nghề khác nhau. Tổng số ngành nghề được chọn là 34 ngành. Mỗi năm 1 lần, chỉ số này được xem xét tính hiệu quả.
Russell 3000
Là chỉ số chứng khoán đại diện cho 3000 cổ phiếu của các công ty lớn nhất tại Mỹ. Chỉ số này chiếm đến 98% thị trường vốn cổ phần có thể đầu tư tại Mỹ. Russell 3000 có ý nghĩa thiết thực cho các quỹ đầu cơ quan tâm đến sự phát triển tiềm năng của các cổ phiếu có mệnh giá nhỏ hơn trên thị trường.
Nếu có ý định đầu tư chứng khoán thì lời khuyên dành cho bạn là dành thời gian tìm hiểu các chỉ số chứng khoán hiện nay. Đồng thời hiểu đúng bản chất cách chơi và các thông tin liên quan sẽ giúp bạn chơi chứng khoán thành công mang về những lợi ích như mong muốn.
Các chỉ số chứng khoán cơ bản được dùng trong phân tích kỹ thuật chuyên gia hay sử dụng
Chỉ số biến động chênh lệch trung bình động trượt (MACD)
a. Ý nghĩa:
– Khi đường MACD ở trên mức 0: nghĩa là mức giá bình quân 12 ngày cao hơn mức giá bình quân 26 ngày. Đây là dấu hiệu thị trường tăng giá do những kỳ vọng hiện tại tích cực hơn trong quá khứ.
– Khi đường MACD ở dưới mức 0: mức giá bình quân 12 ngày thấp hơn mức giá bình quân 26 ngày. Hàm ý thị trường có xu hướng giảm.
b. Định nghĩa/Cách xác định:
MACD: được tính bằng cách lấy mức giá trung bình 12 ngày trừ đi mức giá bình quân 26 ngày
Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” – Tác giả: Steven Achelis
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
a. Ý nghĩa:
– Tín hiệu mua: Chỉ số RSI ≤ 30 hay đường RSI nằm ở vùng Oversold và chuẩn bị đi lên
– Tín hiệu bán: Chỉ số RSI ≥ 70 hay đường RSI nằm ở vùng Overbought và chuẩn bị đi xuống
b. Định nghĩa/Cách xác định:
Trong đó:
U: Bình quân sự thay đổi giá lên
D: Bình quân sự thay đổi giá xuống
Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” – Tác giả: Steven Achelis
Chỉ số dòng tiền (MFI)
a. Ý nghĩa:
– Nếu đường MFI ở trên mức 80 nghĩa là thị trường đang nằm trong tình trạng mua quá nhiều và giá tăng cao. Giá sẽ điều chỉnh trở lại khi MFI đi xuống dưới mức 80. Cho ta tín hiệu bán.
– Nếu đường MFI ở dưới mức 20 nghĩa là thị trường đang nằm trong tình trạng bán quá nhiều và giá giảm quá thấp. Giá sẽ điều chỉnh trở lại khi MFI vượt lên trên mức 20. Cho ta tín hiệu mua.
b. Định nghĩa/Cách xác định:
Về cách tính: MFI liên quan chặt chẽ với RSI nhưng RSI liên quan đế với giá hàng hóa, còn MFI liên quan đến khối lượng.
Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” – Tác giả: Steven Achelis
Đường trung bình động (MA)
a. Ý nghĩa:
– Đường giá cắt đường MA từ dưới lên nghĩa là giá tăng trong ngắn hạn/trung hay dài hạn tương ứng với đường MA bị cắt là ngắn/trung hay dài hạn. Khi đường giá cắt đường MA từ trên xuống nghĩa là giá có xu hướng giảm.
– Khi MA ngắn hạn cắt MA dài hạn cho thấy giá trong ngắn hạn có xu hướng tăng so với giá dài hạn.
b. Định nghĩa/Cách xác định:
MA 10 ngày, 40 ngày và 200 ngày cho biết diễn biến của mức giá trung bình của chứng khoán mà ta đang phân tích trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Nguồn: Sách “Techinical Analysis from A to Z” – Tác giả: Steven Achelis
Chỉ báo theo chu kỳ (Fibonnacci)
a. Ý nghĩa:
Fibonacci chỉ ra những mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định rõ hơn mức tăng hoặc giảm kế tiếp.
Mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ khi đường giá vượt lên mức kháng cự đó.
Nên giao dịch tại những mức hỗ trợ/ kháng cự của Fibonacci
b. Định nghĩa/Cách xác định:
Ba tỉ số Finonacci sẽ sử dụng là: 0.382, 0.5, và 0.618
Sau khi xác định được mức ĐỈNH và ĐÁY trong 1 khoảng thời gian, DÃY FIBONACCI sẽ xuất hiện tương ứng với các vị trí hỗ trợ, kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%…
Nguồn: money24h.vn