Bất cứ khi nào một sản phẩm mới được ra mắt, các doanh nghiệp đều rất khó xác định được sản phẩm sẽ tiếp cận thị trường như thế nào. Những lúc như vậy, chiến lược sản phẩm quyết định tất cả các bước phải thực hiện để làm cho sản phẩm thành công.

Product là gì?

Product (Sản phẩm) là tất cả những thứ được đưa vào thị trường để đạt được sự chú ý, sự chấp nhận sử dụng hoặc tiêu thụ, làm thỏa mãn được một ước muốn hoặc nhu cầu.

Sản phẩm có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng.

Cấp độ của sản phẩm

1. Sản phẩm ý tưởng: là sản phẩm thỏa mãn những lợi ích cốt lõi nhất mà khách hàng mong muốn.

2. Sản phẩm hiện thực: là sản phẩm mà khách hàng dùng để phân biệt hàng hóa của hãng này đáng mua hơn so với hãng khác như: đặc tính, bao bì, thương hiệu, chất lượng, kiểu dáng,…

3. Sản phẩm bổ sung: là dịch vụ và lợi ích cộng thêm, tạo sự khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (hậu mãi, giao hàng, bảo hành, hình thức tín dụng…).

Theo Philip Kotler: “Sự cạnh tranh không được xác định nhiều bằng những sản phẩm các công ty sản xuất, mà được xác định bởi những gì họ bổ sung vào sản phẩm của mình dưới hình thức đóng gói, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn, thỏa thuận mua bán, và những thứ khác mang lại giá trị cho người tiêu dùng”.

Vì thế, trong thị trường ngày một cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm đã được “tăng tiến” thêm 2 cấp độ để đáp ứng hoàn thiện hơn nhu cầu khách hàng:

4. Sản phẩm tiềm năng: các chính sách quảng cáo, khuyến mãi, uy tín của hãng,…

5. Sản phẩm hoàn chỉnh: là sản phẩm được tổng hợp tất cả các cấp độ trên cùng một sản phẩm, hàng hóa.

Bất cứ khi nào một sản phẩm mới được ra mắt, các doanh nghiệp đều rất khó xác định được sản phẩm sẽ tiếp cận thị trường như thế nào. Những lúc như vậy, chiến lược sản phẩm quyết định tất cả các bước phải thực hiện để làm cho sản phẩm thành công. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải “cân não”, tính toán xem phải làm gì nếu sản phẩm thất bại vì nó không đạt được sức hút trên thị trường.

Vậy chiến lược sản phẩm là gì?

Chiến lược sản phẩm có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, nó là nền tảng “xương sống” của chiến lược Marketing. Khi có được một chiến lược sản phẩm tốt thì doanh nghiệp đó ắt hẳn đã nắm trong tay vũ khí sắc bén nhất trên thị trường cạnh tranh.

Một chiến lược đúng đắn giúp thiết lập hướng đi đúng cho sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu, hạn chế rủi ro và thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả trong các P còn lại trong Marketing hỗn hợp.

Một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong chiến lược sản phẩm là lộ trình sản phẩm có nghĩa là bước tiếp theo của các sự kiện cần diễn ra để đảm bảo sự thâm nhập tối đa của sản phẩm và áp dụng sản phẩm tối đa trên thị trường. Chiến lược sản phẩm giúp hình thành lộ trình sản phẩm.

Chu ky sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm mô tả sự biến đổi của doanh thu tiêu thụ từ khi sản phẩm xuất hiện trên thị trường cho đến khi nó rút lui khỏi thị trường.

  • Giai đoạn mở đầu: Sản phẩm được đưa vào thị trường nhưng doanh số tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải chi phí nhiều cho việc giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
  • Giai đoạn tăng trưởng: Sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng đáng kể.
  • Giai đoạn trưởng thành: Doanh số tăng chậm lại vì sản phẩm đã được khách hàng tiềm năng chấp nhận và lợi nhuận ổn định hơn.
  • Giai đoạn suy thoái: Doanh số bắt đầu có xu hướng giảm và lợi nhuận giảm dần.

Doanh nghiệp ngồi yên trước suy thoái?

Để sản phẩm tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần có một chương trình phát triển sản phẩm mới. Sản phẩm mới được một số khách hàng tiềm năng cảm nhận là mới, bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm có nhãn hiệu mới mà doanh nghiệp phát triển.

Các bước để phát triển sản phẩm mới:

Tạm kết, một sự khởi đầu tuyệt vời bắt đầu với một chiến lược sản phẩm rõ ràng, có tầm nhìn và biết được bức tranh khách hàng mục tiêu và thị trường. Lên được chiến lược sản phẩm là chuỗi thời gian quan trọng và gian khổ, vừa phải đắn đo việc phác thảo đến việc làm sao để sản phẩm “on-air” thành công nhất, ẩn sau đó còn con đường chông gai là xây dựng, thử nghiệm, đo lường, trau dồi và thất bại.

Nguồn: margroup.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *