FMCG là thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây, xin giới thiệu về thuật ngữ này và cung cấp các thông tin về vai trò và công việc chuyên tuyển dụng nghành hàng FMCG.

1. FMCG là gì? 

FMCG là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh). Ngành hàng này bao gồm toàn bộ các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống của con người. Các mặt hàng FMCG bao gồm các sản phẩm gia dụng, thực phẩm chức năng, thực phẩm và hàng chăm sóc cá nhân, các sản phẩm dùng trong vệ sinh và giặt ủi,… Hiện nay các sản phẩm văn phòng phẩm, dược liệu và điện tử tiêu dùng cũng là những mặt hàng thuốc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.

FMCG còn có cái tên khác là CPG (Consumer Packaged Goods hay hàng tiêu dùng đóng gói). Chúng bao gồm các sản phẩm tiêu dùng với sức bán lớn, số lượng tiêu dùng sản phẩm từ khách hàng cao. Thông thường, số lượng sản xuất sản phẩm tại các công ty FMCG rất lớn được người tiêu dùng sử dụng thường xuyên. Chi phí sản xuất và lợi nhuận trên từng sản phẩm thường thấp. Thời hạn sử dụng các sản phẩm thường thấp nhưng chúng được tiêu thụ rất nhanh do khách hàng có nhu cầu mua lại hàng cao.

Sự đa dạng trong các mặt hàng FMCG dẫn tới việc đa dạng ngành hàng, đa dạng sản phẩm. Mỗi sản phẩm có nhiều nhãn hành và sản phẩm đa dạng trên thị trường dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các dòng sản phẩm. Chỉ tính riêng ngành hàng nước giải khát, lại có rất nhiều sản phẩm từ nước tăng lực, nước ngọt có ga, nước khoáng,… Chỉ tính riêng lĩnh vực sữa tươi đã có tới rất nhiều sản phẩm như Vinamilk, Mộc Châu, Nestle,…

FMCG là gì?. Top FMCG tại Việt Nam

2. Các loại hình công việc trong FMCG 

Có rất nhiều vai trò công việc khác nhau trong ngành công nghiệp FMCG Vietnam hiện nay bởi đây là ngành mới rất đa dạng và năng động. Các vai trò của ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm:

Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng

Vai trò này ảnh hưởng trực tiếp với việc duy trì các quy trình sản xuất hiện đại để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Các sản phẩm tiêu dùng tại các công ty FMCG có số lượng khách hàng sử dụng lớn và thường xuyên, vì thế việc đảm bảo sức khỏe và an toàn người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Chỉ những thương hiệu doanh nghiệp mạnh, mặt hàng được đánh giá là thân thiện và an toàn với người tiêu dùng mới có chỗ đứng trên thị trường.

Quản lý kinh doanh

Quản lý bán hàng và các mặt hàng FMCG  là yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp hiện nay và phát triển cơ sở khách hàng rộng lớn. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, các mặt hàng kinh doanh FMCG Vietnam cũng giúp doanh nghiệp phát triển chứng khoán nội bộ.

Phân tích mua sắm

Vai trò này được thiết lập cho những đội nhóm kinh doanh phụ trách vấn đề phân tích thị trường. Nhà phân tích cần đảm bảo có hiểu biết nhất định về doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp để đưa ra hướng phát triển cho doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm của chính doanh nghiệp đó. Các số liệu được phân tích để báo cáo hoạt động mua sắm, nhóm mua sắm. Công tác này giúp kiểm soát hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp và cung cấp những định hướng mới cho sự phát triển trong tương lai của các công ty FMCG.

Tìm nguồn cung ứng

Vai trò công việc này cần các cá nhân có những hoạch định chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp với các chi phí thấp nhất. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn và chất lượng được thỏa thuận. Mục tiêu công việc này là duy trì lợi ích, tìm ra những nguồn cung ứng giúp giữ vững lợi thế cho các công ty FMCG trên thị trường. Các nguồn cung ứng tích cực giúp thúc đẩy nguồn cung và quản lý.

3. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG 

Yêu thích lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng nhanh, bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn “đầu quân” cho những vị trí tuyển dụng nghành FMCG như sau:

1. Giám đốc thương hiệu (Brand Manager)

Thương hiệu là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần tập trung phát triển.

“Hữu xạ tự nhiên hương”, sản phẩm có thương hiệu uy tín, “tiếng lành đồn xa” giống như một bông hoa tự tin khoe vẻ đẹp và hương thơm tự nhiên giữa “khu vườn” nhan nhản các sản phẩm kinh doanh thuộc thương hiệu khác. Lúc này, có khách hàng nào cưỡng lại sức hút tự nhiên của sản phẩm mang thương hiệu đó? Có người tiêu dùng nào nỡ làm ngơ trước nỗ lực của những giám đốc thương hiệu – “người làm vườn” cần mẫn ngày đêm lên kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu của sản phẩm này.

Chưa kể rằng, thương hiệu còn giống như một con người với những nét tính cách khác nhau nhằm khơi gợi cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.

Do đó, để thương hiệu sản phẩm nâng tầm khu vực và quốc tế, vai trò của giám đốc thương hiệu là phải xác định và định hướng tính cách thương hiệu cho phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty. Từ đó, sự độc nhất và cảm xúc mà thương hiệu mang lại mới có thể khiến khách hàng bỏ qua các gian hàng khác để đến với gian hàng của doanh nghiệp.

2. Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Công việc của Quản lý bán hàng hay Trưởng phòng kinh doanh là quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Cụ thể, một nhân viên quản lý bán hàng cần đảm bảo các yếu tố tăng trưởng lợi nhuận, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tỷ lệ hài lòng và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Việc làm trong ngành FMCG rộng mở

3. Chuyên viên  phân tích quy trình (Procurement Analyst)

Hiểu rõ hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và đối tác, nhà phân tích quy trình có trách nhiệm phân tích các chiến lược kinh doanh dưới nhiều góc độ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời tiến hành tối ưu hóa hiệu quả các khâu sản xuất nhằm tối đa hóa năng suất lao động và doanh thu của tổ chức.

4. Kỹ năng cần có để làm việc trong lĩnh vực FMCG 

1. Sáng tạo

Sáng tạo là tiêu chí hàng đầu của nhân viên làm việc trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong thời đại kinh doanh cạnh tranh, mỗi ý tưởng đều là vàng ngọc. Bởi vậy, nhân viên trong lĩnh vực FMCG không nghĩ sáng tạo thì chính bản thân họ sẽ trở nên “cũ kỹ” và tự đào thải mình khỏi dòng chảy không ngừng nghỉ của các xu thế cạnh tranh.

Chính vì vậy, các ông trùm trong lĩnh vực FMCG luôn ưu tiên đẩy mạnh chiến dịch marketing, truyền thông thương hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm với tinh thần phá cách “đẹp, độc, lạ” nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp đối thủ.

2. Khả năng thích ứng tốt và học hỏi nhanh 

Giống như tên gọi của loại hình dịch vụ này, nhân sự làm việc trong ngành dịch vụ này cần liên tục thay đổi và thích ứng với xu thế chung của ngành nghề. Họ cần thành thạo kỹ năng phối hợp hiệu quả và làm việc nhóm chuyên nghiệp do đặc thù của ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Không giống như bất cứ một việc làm 8 tiếng tại công sở nào, việc làm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG yêu cầu các nhân viên kinh doanh phải làm việc trong thời gian linh động để đảm bảo doanh số và đáp ứng  tiêu chí “khách hàng là thượng đế”.

Hơn nữa, bạn không thể làm việc ở một vị trí quá lâu trong lĩnh vực FMCG bởi nhân sự của ngành hàng ngày luôn được luân chuyển và bạn chỉ có thể tốt hơn nếu như nắm bắt được chu trình thăng tiến ngay từ khi bước chân vào lĩnh vực này.

Kỹ năng học hỏi và thích ứng nhanh trong ngành FMCG

3. Đầu óc kinh doanh nhạy bén 

Làm việc trong nhóm ngành kinh doanh, nhân viên kinh doanh cần sở hữu tư duy kinh doanh nhằm phục vụ tốt nhất các khách hàng. Mục tiêu của các doanh nghiệp không chỉ là doanh số mà còn là giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng.

Là nhân viên kinh doanh, bạn cần “đọc thông viết thạo” tất cả các thông tin về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và “nằm lòng” lộ trình kinh doanh để sẵn sàng là cầu nối vững chắc nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Đồng thời, tố chất kinh doanh cần thể hiện ở khả năng tư vấn sản phẩm và khả năng xử lý, ứng phó với các thắc mắc của khách hàng, nhằm tối ưu hóa khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, điều mà một nhân viên trong lĩnh vực FMCG cần “ghi lòng tạc dạ” là cần highlight sự tiện lợi và lợi ích về sức khỏe mà các dòng sản phẩm mang lại với người tiêu dùng.

Các xu hướng thúc đẩy thị trường FMCG tại Việt Nam 

Chú trọng xây dựng thương hiệu cao cấp và nhãn hàng riêng

Số lượng thương hiệu cao cấp và các nhãn hàng có xu hướng tăng nhanh và mang lại nguồn doanh thu lớn. Người tiêu dùng thường lựa chọn những thương hiệu đặc trưng và sẵn sàng mua các mặt hàng FMCG của những thương hiệu này.

Do đó, trong xu thế thị trường hiện đại hiện nay thì việc chú trọng xây dựng các thương hiệu chất lượng rất dễ thu hút khách hàng tiềm năng. Mỗi sản phẩm sẽ được đánh sâu trong tiềm thức người sử dụng thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu riêng là công việc tại FMCG Vietnam.

Xu hướng thị trường

Phát triển thương mại truyền thống

Trong khi các loại hình thương mại hiện đại đang phát triển, thì tại nông thôn, hình thức thương mại truyền thống vẫn nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà sản xuất, bán lẻ trong khu vực nội địa và nông thôn đang có xu hướng phát triển.  Sự ra đời của các loại hình thương mại không thể xóa nhòa vai trò của các cửa hàng tạp hóa nông thôn.

Đô thị hóa ở vùng nông thôn

Vùng nông thôn và các thành phố với mật độ dân số trung bình cũng là xu hướng phát triển của ngành hàng FMCG Vietnam. Cơ sở hạ tầng cũng như cơ hội việc làm lương cao của những khu vực này dần cải thiện, những trung tâm thương mại lớn, hệ thống thương mại cũng đồng thời được hình thành.

Các khu vực nông thôn ở Việt Nam chính là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển các mặt hàng FMCG. Theo các số liệu thống kê, năm 2017, doanh thu bán hàng tiêu dùng ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với mức doanh thu tại các khu vực đô thị.

Ngành FMCG là ngành hàng có xu hướng phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam. Đây được xem là mảnh đất kinh doanh đầy màu mỡ với các doanh nghiệp trên thị trường, giúp hình thành các mô hình kinh doanh tiện ích tới người tiêu dùng. 

5) Top Công ty FMCG Việt Nam

Theo số liệu được công bố chính thức của Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vào ngày 23/09/2020 đã đưa ra top 10 những công ty, tập đoàn uy tín ngành thực phẩm, đồ uống. Bạn đọc có thể tham khảo thông qua những số liệu dưới đây:

  • TOP 10 công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm uy tín nhất – Nhóm ngành: Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác

top FMCG vietnam
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

  • TOP 10 công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm uy tín nhất – Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa

top cong ty fmcg do uong
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

  • TOP 10 công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm uy tín nhất – Nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

top fmcg hang dau gia vi
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

  • TOP 10 công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm uy tín nhất – Nhóm ngành: Thực phẩm tươi sống, đông lạnh


Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

  • TOP 10 công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm uy tín nhất – Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)


Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

  • TOP 10 công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm uy tín nhất – Nhóm ngành: Đồ uống có cồn


Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm – Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

6. Top 20 công ty FMCG nổi tiếng trên thế giới 

1. Johnson & Johnson

Giá trị vốn hóa thị trường (tổng giá trị của số cổ phần công ty niêm yết, không tính đến các cổ phiếu tự nắm giữ): 366,4 tỷ USD.

Trụ sở chính: One Johnson & Johnson Plaza, New Brunswick, New Jersey, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Johnson & Johnson do hai anh em James Wood Johnson và Edward Mead Johnson thành lập năm 1885 tại Hoa Kỳ. Johnson & Johnson có 250 chi nhánh trên 57 quốc gia, với sản phẩm được bán trên 175 nước. Các sản phẩm của Johnson & Johnson chia làm ba nhóm chính: hàng tiêu dùng, trang thiết bị y tế và dược phẩm. Một số thương hiệu nổi tiếng của công ty này bao gồm các sản phẩm cho trẻ em Johnson’s, sữa rửa mặt Clean & Clear, Tylenol, băng cá nhân Brand-aid.

Việc làm Johnson & Johnson

2. Neslté

Giá trị vốn hóa thị trường: 286,2 tỷ USD.

Trụ sở chính: Vevey, Vaud, Thụy Sĩ.

Lĩnh vực hoạt động: Nestlé được dược sĩ Henri Nestlé thành lập năm 1866 với sản phẩm đầu tiên là một loại thực phẩm cho những trẻ em không thể sử dụng sữa mẹ. Hiện nay, Nestlé là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới với hơn 2000 thương hiệu toàn cầu và xuất hiện ở hơn 190 quốc gia. Nestlé sản xuất và phân phối thực phẩm cho trẻ em, nước đóng chai, cà phê, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, kem, thức ăn cho vật nuôi, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm đông lạnh.

Neslté tuyển dụng

3. Procter & Gamble

Giá trị vốn hóa thị trường: 256,3 tỷ USD.

Trụ sở chính: Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Procter & Gamble (hay thường được biết đến với logo P&G) ra đời năm 1837 bởi William Procter và James Gamble. Procter & Gamble là một trong những công ty nổi tiếng nhất trong ngành FMCG với các thương hiệu Head & Shoulders, Pantene, SK-II, Gillette. Procter & Gamble tập trung vào phát triển 65 thương hiệu trong các lĩnh vực chăm sóc trẻ em, sản phẩm dành cho phụ nữ, sản phẩm dùng trong gia đình, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sản phẩm làm đẹp.

Procter & Gamble tuyển dụng

4. Coca-Cola

Giá trị vốn hóa thị trường: 193,7 tỷ USD.

Trụ sở chính: Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Năm 1886, nhãn hiệu Coca-Cola được dược sĩ John Stith Pemberton phát minh tại Columbus, Georgia. Sau đó, Asa Griggs Candler mua lại công thức và thương hiệu của loại đồ uống này năm 1889. Ông tiếp tục thành lập công ty Coca-Cola năm 1892. Coca-Cola hiện sản xuất, bán lẻ và quảng bá các loại đồ uống và xi rô không cồn. Coca-Cola sở hữu bốn trên năm thương hiệu đồ uống không cồn hàng đầu trên thế giới là Diet Coke, Coca-Cola, Fanta và Sprite.

Coca-Cola tuyển dụng

5. PepsiCo

Giá trị vốn hóa thị trường: 162,5 tỷ USD.

Trụ sở chính: Purchase, New York, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: PepsiCo được thành lập năm 1965 trên cơ sở hợp nhất Pepsi-Cola và Frito-Lay. PepsiCo hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Doanh nghiệp này đã đưa ra những sản phẩm rất thành công như Diet Pepsi, Pepsi, khoai tây chiên Lays, Aquafina, 7 Up, Doritos, Lipton teas, Cheetos, Mirinda. PepsiCo sở hữu hơn 22 thương hiệu trên toàn thế giới.

PepsiCo tuyển dụng

6. Anheuser-Busch InBev

Giá trị vốn hóa thị trường: 164,3 tỷ USD.

Trụ sở chính: Leuven, Bỉ.

Lĩnh vực hoạt động: Anheuser-Busch InBev (viết tắt là AB InBev) kinh doanh bia và nước giải khát, được thành lập năm 2008 do sự sáp nhập của ba tập đoàn sản xuất rượu bia quốc tế: Interbrew từ Bỉ, AmBev từ Brazil, và Anheuser-Busch từ Hoa Kỳ. AB InBev có hơn 500 nhãn hiệu phổ biến (Budweiser, Corona, Stella Artois, Budweiser, Corona, Stella Artois,…). Đây là nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần toàn cầu.

Anheuser-Busch InBev tuyển dụng

7. LVMH

Giá trị vốn hóa thị trường: 160,3 tỷ USD.

Trụ sở chính: Paris, Pháp.

Lĩnh vực hoạt động: LVMH là tập đoàn số một thế giới kinh doanh các mặt hàng xa xỉ được thành lập năm 1987, bắt đầu từ sự kết hợp của Moët-Hennessy và Louis Vuitton. LVMH hiện sở hữu hơn 2400 cửa hàng trên toàn thế giới, đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Các sản phẩm của LVMH bao gồm rượu, sản phẩm thời trang, nước hoa, mỹ phẩm, đồ trang sức.

LVMH tuyển dụng

8. Unilever

Giá trị vốn hóa thị trường: 154,7 tỷ USD.

Trụ sở chính: Luân Đôn, Anh và Rotterdam, Hà Lan.

Lĩnh vực hoạt động: Unilever được thành lập năm 1930 trên cơ sở sáp nhập Margarine Uni và Lever Brothers. Unilever hiện sử hữu hơn 400 thương hiệu (OMO, Surf, Dove, Lux, Comfort, Vaseline, Ponds, P/S, Close Up, AXE, Knorr, Rexona, Cif, Vim, Sunlight, Sunsilk,…) và xuất hiện ở hơn 190 quốc gia. Các sản phẩm của Unilever bao gồm thực phẩm và đồ uống, chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm.

Unilever tuyển dụng

9. L’Oréal

Giá trị vốn hóa thị trường: 150,8 tỷ USD.

Trụ sở chính: Clichy, Hauts-de-Seine, Pháp.

Lĩnh vực hoạt động: L’Oréal là công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới được Eugène Schueller sáng lập năm 1909. Sau hơn 100 năm, sản phẩm của L’Oréal hiện đã có mặt trên hơn 150 quốc gia. L’Oréal tập trung phát triển các sản phẩm thuốc nhuộm tóc, dưỡng da, nước hoa và đồ trang điểm. Các công ty con của L’Oréal bao gồm Giorgio Armani, Shu Uemura, Maybelline, NYX Cosmetics, The Body Shop, Lancôme. Ngoài ra, L’Oréal còn hoạt động trong lĩnh vực da liễu học, công nghệ mô, nghiên cứu độc chất và thuốc sinh học, công nghệ nano.

L'Oréal tuyển dụng

10. Philip Morris

Giá trị vốn hóa thị trường: 141,2 tỷ USD.

Trụ sở chính: New York City, New York, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Philip Morris là một công ty sản xuất các sản phẩm thuốc lá đa quốc gia của Hoa Kỳ được thành lập bởi Philip Morris vào năm 1847. Sản phẩm của công ty này được bán trên hơn 180 quốc gia bao gồm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá hít, giấy cuộn thuốc lá. Thương hiệu được biết đến rộng rãi nhất của Philip Morris là Malboro.

Philip Morris tuyển dụng

11. Christian Dior

Giá trị vốn hóa thị trường: 83,9 tỷ USD.

Trụ sở chính: Paris, Pháp.

Lĩnh vực hoạt động: Christian Dior (hay còn gọi tắt là Dior) là được thành lập bởi nhà thiết kế cùng tên vào năm 1946. Hiện nay, Dior hoạt động trong lĩnh vực thời trang may sẵn, đồ da, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, đồng hồ, trang sức. Đây đều là các sản phẩm xa xỉ với giá thành sản phẩm cao. Đồng thời, Dior vẫn duy trì truyền thống thiết kế các sản phẩm thời trang may đo cao cấp.

Christian Dior tuyển dụng

12. Kering

Giá trị vốn hóa thị trường: 71,5 tỷ USD.

Trụ sở chính: Paris, Pháp.

Lĩnh vực hoạt động: Kering là tập đoàn sở hữu nhiều nhãn hàng thời trang cao cấp như Gucci, Yves Saint Laurent, Boucheron, Bottega Veneta, Balenciaga, Alexander McQueen, Brioni, Girard-Perregaux, Qeelin, Pomellato, Christopher Kane, Tomas Maier, Ulysse Nardin. Kering được thành lập năm 1963 bởi François Pinault tại Pháp.

Kering tuyển dụng

13. Estée Lauder

Giá trị vốn hóa thị trường: 58,8 tỷ USD.

Trụ sở chính: New York City, New York, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Estée Lauder được thành lập năm 1946 bởi Estée Lauder và Joseph Lauder. Estée Lauder sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc. Các thương hiệu nổi tiếng như Clinique, MAC Cosmetics, Bobbi Brown, DKNY, Jo Malone, LAMER, Le Labo, Smashbox, Origins đều thuộc công ty mẹ là Estée Lauder.

Estée Lauder tuyển dụng

14. Colgate-Palmolive

Giá trị vốn hóa thị trường: 57,9 tỷ USD.

Trụ sở chính: New York City, New York, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Colgate-Palmolive là một công ty đa quốc gia của Mỹ được thành lập năm 1806 bởi William Colgate. Colgate-Palmolive chuyên về sản xuất, phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và các đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải răng và các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác, xà phòng, chất tẩy rửa. Ngoài ra, Colgate-Palmolive tham gia sản xuất thuốc thú y dưới tên thương hiệu là Hill. Công ty này sở hữu nhiều thương hiệu như Colgate, Palmolive, Protex, Sanex, Speed Stick.

Colgate-Palmolive tuyển dụng

15. Henkel

Giá trị vốn hóa thị trường: 42,2 tỷ USD.

Trụ sở chính: Düsseldorf, Germany.

Lĩnh vực hoạt động: Henkel là công ty sản xuất hàng tiêu dùng đồng thời hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp của Đức được thành lập năm 1876 bởi Fritz Henkel. Các sản phẩm của Henkel bao gồm chất giặt tẩy, sản phẩm làm đẹp, chất kết dính và chất bịt kín.

Henkel tuyển dụng

16. Kraft Heinz

Giá trị vốn hóa thị trường: 39,1 tỷ USD.

Trụ sở chính: Chicago, Illinois và Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Kraft Heinz là công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ chuyên về lĩnh vực sản xuất thực phẩm ra đời năm 2015 do sự sáp nhập của Kraft Foods Group và Heinz. Kraft Heinz đưa ra thị trường 26 thương hiệu khác nhau với sản phẩm được phân phối trên hơn 50 quốc gia. Những sản phẩm này bao gồm đồ uống, pho mát, gia vị, thức ăn nhẹ, thức ăn đóng hộp, các sản phẩm từ sữa.

Kraft Heinz tuyển dụng

17. KAO

Giá trị vốn hóa thị trường: 37,8 tỷ USD.

Trụ sở chính: Tokyo, Nhật Bản.

Lĩnh vực hoạt động: KAO được thành lập năm 1887 bởi Tomiro Nagase tại Tokyo, Nhật Bản với tư cách là một nhà sản xuất xà phòng vệ sinh. Sau đó, tên gọi Tập đoàn KAO được sử dụng bắt đầu từ năm 1985. KAO sở hữu các nhãn hiệu Bioré, Attack, Laurier, Merries, Merit, Curel, KMS sản xuất các sản phẩm FMCG liên quan đến mỹ phẩm và hóa chất.

KAO tuyển dụng

18. Shiseido

Giá trị vốn hóa thị trường: 27,8 tỷ USD.

Trụ sở chính: Tokyo, Nhật Bản.

Lĩnh vực hoạt động: Shiseido là công ty sản xuất mỹ phẩm lớn nhất Nhật Bản được thành lập từ năm 1872, chuyên về các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm và chống nắng. Với hơn 140 năm hình thành và phát triển, đây cũng là một trong những công ty mỹ phẩm lâu đời nhất thế giới. Thương hiệu nổi tiếng như NARS hay Clé de Peau đều thuộc sở hữu của công ty này.

Shiseido tuyển dụng

 

19. Kellogg

Giá trị vốn hóa thị trường: 18,7 tỷ USD.

Trụ sở chính: Battle Creek, Michigan, Hoa Kỳ.

Lĩnh vực hoạt động: Kellogg được thành lập tháng Hai năm 1906 tại Michigan, Hoa Kỳ với mục đích ban đầu là sản xuất các loại đồ ăn sáng ngon và tốt hơn cho sức khỏe. Hiện nay, công ty này phát triển các nhãn hiệu Eggo, Pringles, Sunshine Biscuits, Gardenburger với các sản phẩm ngũ cốc, bánh quy, bánh quy giòn, đồ ăn nhẹ có vị trái cây, bánh nướng, đồ ăn chay được bán ở hơn 180 quốc gia. Nhà máy sản xuất lớn nhất của Kellogg được đặt ở Trafford, Greater Manchester, Anh.

Kellogg tuyển dụng

20. Chocoladefabriken Lindt & Sprüngli

Giá trị vốn hóa thị trường: 17,7 tỷ USD.

Trụ sở chính: Kilchberg, Switzerland.

Lĩnh vực hoạt động: Chocoladefabriken Lindt & Sprüngli (thường được biết đến với tên gọi Lindt) là một công ty sản xuất sô cô la và bánh kẹo của Thụy Sỹ được thành lập năm 1845. Hiện nay, Lindt chuyên về sản xuất kem, sô cô la và bánh kẹo. Lindt sở hữu các thương hiệu nổi tiếng Ghirardelli, Russell Stover, Caffarel, Hofbauer, Küfferle.

Chocoladefabriken Lindt & Sprüngli tuyển dụng

Nguồn: hrchannels.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *