Nếu như mô hình kinh doanh Canvas truyền thống áp dụng rộng rãi cho cả các doanh nghiệp cũ và mới thì Lean Canvas tập trung vào việc tiếp cận từ khía cạnh tìm và giải quyết vấn đề nhằm phục vụ cho các đối tượng chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Kế thừa và thay đổi phù hợp với đặc điểm, tính chất của các startup, mô hình kinh doanh Lean Canvas ( Mô hình kinh doanh tinh gọn Canvas) đang là hướng đi mới và là sự lựa chọn của các doanh nghiệp còn non trẻ.

1. Mô hình kinh doanh Lean Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Lean Canvas (mô hình kinh doanh tinh gọn Canvas) chính là phiên bản biến thể phát triển từ mô hình kinh doanh Business Model Canvas do Alexander Osterwalder đưa ra trong cuốn sách nổi tiếng có tên Business Model Generation. Lean Canvas được Ash Maurya kế thừa, phát triển và thay đổi. Nếu như Business Model Canvas được áp dụng rộng rãi cho cả doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp lâu năm thì Lean Canvas thay đổi nhằm phù hợp với đặc điểm của các startup. Trong giai đoạn khởi nghiệp, mô hình kinh doanh tinh gọn sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian mà vẫn nâng cao được hiệu quả và năng suất.

Lean Canvas được chia sẻ lần đầu trong một bài viết trên blog có tên: How to Document your business Model On 1 Page” (làm cách nào để có thể lập mô hình kinh doanh trên một trang giấy?). Thay vì lập ra một bản-kế-hoạch-hoàn-hảo ngay từ lần đầu hạ bút thì Lean Canvas hướng đến việc phát triển liên tục thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và nhanh chóng các giả thiết ban đầu với thực tế trên thị trường và khách hàng.

2. 9 yếu tố quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh Lean Canvas

Cũng giống như Business Model Canvas, Lean Canvas vẫn có 9 yếu tố tượng trưng cho 9 trụ cột của mô hình. Tuy nhiên có sự thay đổi ở một số yếu tố như: Key Partnerships => Problem, Key Activities => Solution, Customer Relationships => Unfair Advantage, Key Resources => Unique Value Proposition,…

– Problem (vấn đề): Nguyên nhân chủ yếu mà các doanh nghiệp khởi nghiệp không phải do không “tạo ra sản phẩm đúng cách” mà là không “tạo ra đúng sản phẩm”. Các startup thường bị rơi vào tình trạng “thích làm theo ý mình” chứ không thích làm theo ý khách hàng hoặc các lãnh đạo trẻ thường đánh giá sai nhu cầu của khách hàng, vấn đề từ thị trường. Tìm ra được vấn đề mấu chốt thì bạn mới có thể giải quyết được nó.

– Customer Segments (CS – phân khúc khách hàng): giống với mô hình kinh doanh Canvas truyền thống, Lean Canvas vẫn giữ nguyên yếu tố phân khúc khách hàng. Chỉ khi bạn biết nắm chắc được đối tượng khách hàng của bạn là ai, bạn mới có những phương pháp phù hợp để giải quyết nhu cầu cho họ.

–  Unique Value Proposition (UVP – Đề xuất giá trị khác biệt): Nguồn lực chính đã được thay bằng đề xuất giá trị khác biệt, sự khác biệt của sản phẩm của bạn với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khách chính là lý do vì sao khách hàng chọn bạn mà không chọn đối thủ.

– Solution (Giải pháp): Các sản phẩm và dịch vụ công ty bạn tạo ra và thiết lập đều nhằm mục đích giải quyết nhu cầu của khách hàng.

– Key Metrics (Chỉ số chủ chốt): Trong giai đoạn khởi nghiệp, startup thường dễ bị nhấn chìm trong núi số liệu. Nên nhớ rằng chỉ nên tập trung vào những hoạt động chính mang lại giá trị cho tổ chức.

– Revenue Streams (RS – Dòng doanh thu): thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Nếu khách hàng được coi là trái tim của mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận được coi là các động mạch của nó. Dòng doanh thu chính là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.

– Cost Structure (CS – Cơ cấu chi phí): danh sách tất cả những thứ công ty chi ra và thu vào. Nhìn vào cơ cấu chi phí doanh nghiệp sẽ biết doanh thu tối thiểu sẽ là bao nhiêu để thu về lợi nhuận. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, chi ra càng tiết kiệm càng có lợi cho startup.

– Channels (Kênh bán hàng): Kênh bán hàng chính là cầu nối gắn kết doanh nghiệp với khách hàng. Đây chính là nơi để bạn có thể tiếp cận khách hàng và bán sản phẩm. Thông thường sẽ có 4 kênh bán hàng chính đó là: truyền thông, phân phối, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

– Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền): Đây là phần khó hoàn thiện nhất với các Startup. Nó là những gì bạn có mà đối thủ hoặc người khác khó có thể mua hoặc sao chép được. Đây là yếu tố sống còn của một startup bạn nên liên tục dành thời gian suy nghĩ về vấn đề này  và tìm ra những lợi thế cạnh tranh của mình.

mo-hinh-kinh-doanh-lean-canvas-huong-di-moi-cho-doanh-nghiep-startup

3. Ví dụ về mô hình kinh doanh Lean Canvas của Facebook

Dưới đây là bảng ví dụ cụ thể về mô hình kinh doanh Lean Canvas của Facebook

FACEBOOK LEAN CANVAS

PROBLEM

Các mô hình mạng xã hội đang tồn tại có điểm yếu:

– Chất lượng cuộc hội thoại chưa thấp

– Người tương tác thấp (những người làm quảng cáo muốn có lượng đối tượng khách hàng mục tiêu tiếp cận và tương tác cao

– Một số đối thủ cạnh tranh đang có mặt trên thị trường như: Google  Adwords, Myspace,…

SOLUTION

– Phát triển nền tảng

– Trung tâm dữ liệu quản lý vận hành

UNIQUE VALUE PROPOSITION

– Kết nối chia sẻ với bạn bè

– Tiếp cận khách hàng mục tiêu với lợi tức đầu tư cao

UNFAIR ADVANTAGE

Có ảnh hưởng lớn đến mạng lưới

CUSTOMER SEGMENTS

– Người sử dụng Internet

– Nhà quảng cáo và người làm Marketing

– Các nhà phát triển ứng dụng

KEY METRICS

DAU/MAU/PAGE VIEW

CHANNELS

– Web, ứng dụng di động

– Quảng cáo Facebook, fanpage

– Công cụ phát triển APIs

 

COST STRUCTURE

– Chi phí dữ liệu

–  Nghiên cứu & phát triển

– Tiếp thị và bán hàng

–  Quản lý và Điều hành

REVENUE STREAM

– Miễn phí

– Từ Face Ads

– Từ ứng dụng

Nguồn: hbr.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *