Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển ngành chế biến nông sản, lượng thực, thực phẩm và khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, bất cứ một thị trường xuất khẩu nào cũng đều có những rào cản riêng, buộc các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua. Hiểu được điều này, đã có rất nhiều doanh nghiệp đưa ra những bước chuyển đổi nhằm cải thiện vấn đề tồn đọng của công ty, tập đoàn mình, cụ thể là việc ứng dụng chuyển đổi số. Đặc biệt, không thể không kể đến ngành thực phẩm.

ocd

1. Những khó khăn hiện hữu của ngành chế biến thực phẩm 

Tại thị trường trong nước, quy trình sản xuất một số mặt hàng nông, thủy sản còn rời rạc, tự phát, dẫn đến chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Có những sản phẩm không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam.

Đối với ngành sản xuất nói chung và chế biến thực phẩm nói riêng, nguyên liệu đầu vào, việc quản lý dây chuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm và tồn kho đều là những bài toán khó. Chỉ cần một sai sót nhỏ như sai vài gói hàng trong lô hàng hay lệch độ ẩm trong quá trình kho vận là đủ để doanh nghiệp sản xuất không đáp ứng chỉ tiêu khách hàng và thiệt hại hàng trăm tỉ đồng trước mắt cũng như uy tín lâu dài.

Trước kia, khi số lượng sản xuất còn ít thì việc quản lý thủ công tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, với số lượng tăng chóng mặt hiện nay của nhu cầu thị trường cũng như sự phát triển khoa học công nghệ từ chính đối thủ cạnh tranh trong ngành buộc doanh nghiệp phải thay đổi để không tụt hậu.

Hơn thế nữa, bên cạnh những thành quả của ngành chế biến nông sản, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Cụ thể, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp đã được đầu tư từ lâu và thiếu nhiều tính năng tiện ích. Các máy móc được đầu tư không đồng bộ nên không đồng nhất dữ liệu; chi phí đầu tư, cải tiến, nâng cấp về kỹ thuật cho hệ thống thiết bị, công nghệ hiện tại lớn; rủi ro trong việc lựa chọn thiết bị, công nghệ không phù hợp. Hơn thế nữa, doanh nghiệp chưa có quy trình rõ ràng, hoạt động theo kinh nghiệm, thói quen và xử lý sự vụ. Chi phí đầu tư phần mềm là rào cản cho các doanh nghiệp nhỏ và dữ liệu doanh nghiệp không đồng bộ.

Ngành Thực phẩm-06

2. Ngành thực phẩm đã và đang ứng dụng chuyển đổi số như thế nào?

  • Ứng dụng ai vào quy trình chuyển đổi

Đầu tiên là cần thiết phải chuyển đổi từ mô hình, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang mô hình, phương thức chăn nuôi tập trung, hiện đại. Để đưa ra quyết định có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những bước đi tiếp như vậy của một doanh nghiệp, những người lãnh đạo cần phải sử dụng tính quyết đoán sắc bén và sự lựa chọn khôn khéo của mình.

Tập đoàn Mavin vừa công bố vận hành chính thức phần mềm ERP cho ngành thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở ứng dụng SAP S/4HANA, toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thức ăn chăn nuôi của Mavin sẽ đảm bảo tính chính xác về thời gian và ngân sách, đảm bảo chất lượng tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu tương lai. Dự án ERP của Mavin cũng là một dự án mang ý nghĩa lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, phù hợp với chủ trương và xu hướng số hóa, ứng dụng công nghệ 4.0 hiện nay.

Nguồn: Tập đoàn Mavin

Nguồn: Tập đoàn Mavin

  • Thu thập dữ liệu, thiết lập chỉ số và đánh giá 

Những người lãnh đạo của FPT đã dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu kĩ càng những sai lầm mà một vài doanh nghiệp đi trước. Từ đó họ tổng hợp lại và đưa ra những bài học, kỹ năng cải thiện cho chính doanh nghiệp của mình.

FPT và ‘Vua tôm’ Minh Phú thống nhất cùng xây dựng những giải pháp, sản phẩm có thể áp dụng cho ngành tôm và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Về khả năng thành công của chuyển đổi số, anh Trương Gia Bình trích dẫn báo cáo của tập đoàn Gartner, theo đó có 9 trên 10 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số nhưng có 7 người thất bại. Thất bại ở đây được hiểu là chưa đạt được mục đích đặt ra, nhưng tất cả vẫn tiếp tục làm.Việc thành công đã có ở một số tập đoàn hàng đầu thế giới. Họ đã đi trước và người đi sau có thể ghi nhận, đúc kết thành phương pháp luận và triển khai từng bước nhỏ. FPT có những điểm mạnh của riêng mình để chuyển đổi số và tư vấn chuyển đổi số thành công.

Hợp đồng tư vấn chuyển đổi số cho Thủy sản Minh Phú ký kết ngày 24/12 sẽ tác động đến ngành tôm của Việt Nam nói riêng và ngành nông nghiệp số nói chung. Vì vậy, 2 bên thống nhất không chỉ xây dựng giải pháp riêng cho Minh Phú mà xây dựng những giải pháp, sản phẩm có thể áp dụng cho toàn ngành tôm và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Chủ tịch kiêm CEO Minh Phú – ông Lê Văn Quang mong muốn chuyển đổi số vào trong nuôi tôm sẽ giải quyết 3 rủi ro về dịch bệnh, thời tiết, con người. Trí tuệ nhân tạo sẽ dùng các thiết bị đo thông minh để đo các thông số của môi trường, phân tích hình ảnh của tôm để ra các quyết định kịp thời đúng đắn. Chuyển đổi số ở công đoạn này còn giúp kết nối với công đoạn sau, công đoạn chế biến, để làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Quá trình thực hiện chuyển đổi số sẽ là một lộ trình lặp đi lặp lại gồm các bước: xây dựng lộ trình, chiến lược chuyển đổi số gồm: định hướng chiến lược; khảo sát để nắm được thực tiễn và đưa ra mô hình chuyển đổi số phù hợp; xây dựng lại toàn bộ lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Từ lúc xây dựng lộ trình đến khi triển khai các dự án FPT cũng sẽ cùng Thủy sản Minh Phú xây dựng lộ trình đào tạo truyền thông, gắn kết tất cả các nguồn lực, đối tượng bên trong và bên ngoài để có được sự ủng hộ tối đa của các lực lượng giúp Minh Phú chuyển đổi số thành công.

Nguồn: PTGĐ FPT Hoàng Việt Anh chia sẻ ngắn ngọn lộ trình chuyển đổi số cho Minh Phú

Nguồn: PTGĐ FPT Hoàng Việt Anh chia sẻ ngắn ngọn lộ trình chuyển đổi số cho Minh Phú

3. Kết luận

Không phải vì là xu hướng nên các doanh nghiệp chuyển đổi số mà chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh. Chính vì nắm bắt sâu sắc về điều này nên số lượng doanh nghiệp, ngành nghề ứng dụng chuyển đổi số cũng từ đó mà dần tăng lên mỗi ngày. Không những vậy, những phương thức tiến bộ mà họ đưa vào đồng hành song song cùng việc triển khai chuyển đổi số cũng đã gặt hái được nhiều thành công và đáng để nhiều doanh nghiệp khác học hỏi.

Việt Nam đang nhắc rất nhiều đến chuyển đổi số, nhưng để chuyển đổi số thì không thể thiếu điện toán đám mây, với hai cấu phần là trung tâm dữ liệu và các công nghệ chuyển đổi trung tâm dữ liệu thành điện toán đám mây. Câu lạc bộ ra đời với sứ mệnh phổ cập các công nghệ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây tới các doanh nghiệp Việt, thu ngắn khoảng cách về công nghệ, năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, giúp cho doanh nghiệp Việt tối ưu hóa nguồn lực và tồn tại được trong kỷ nguyên số.

Do đó, để theo kịp sự ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0, mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ phải rất nỗ lực chuyển mình, để “ngấm” được quá trình thay đổi, ứng dụng của công nghệ thì mới hy vọng quá trình Chuyển đổi số đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Nguồn: ocd.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *