Phương thức sản xuất (tiếng Anh: Manufacturing Production) đề cập đến phương pháp làm thế nào để chế tạo và sản xuất hàng hóa hiệu quả nhất để bán, từ những nguyên vật liệu.

Phương thức sản xuất

Khái niệm

Phương thức sản xuất trong tiếng Anh là Manufacturing Production.

Phương thức sản xuất đề cập đến phương pháp làm thế nào để chế tạo và sản xuất hàng hóa hiệu quả nhất để bán từ những nguyên vật liệu.

Ba loại phương thức sản xuất phổ biến là: sản xuất để lưu kho (MTS), sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO) và sản xuất để lắp ráp (MTA).

Các phương thức như vậy có lợi thế và bất lợi về chi phí lao động, kiểm soát hàng tồn kho, chi phí chung, chi phí điều chỉnh và tốc độ sản xuất và việc lắp đầy đặt hàng.

Đặc điểm của Phương thức sản xuất

Chế tạo (Manufacturing) là việc tạo ra và lắp ráp các thành phần và thành phẩm để bán trên qui mô lớn. Nó có thể sử dụng một số phương pháp, gồm sức lao động của con người và máy móc, các quá trình sinh học và hóa học, để biến nguyên liệu thô thành hàng hóa thành phẩm, bằng cách sử dụng các công cụ và máy móc.

Sản xuất (Production) tương tự như chế tạo nhưng phạm vi rộng hơn. Nó đề cập đến các qui trình và kĩ thuật được sử dụng để chuyển đổi nguyên liệu thô hay bán thành phẩm thành sản phẩm hoặc dịch vụ có sử dụng hoặc không sử dụng máy móc.

Các nhà sản xuất cần kết hợp các phương thức sản xuất của công ty với nhu cầu và mong muốn của thị trường, các nguồn lực sẵn có, khối lượng đặt hàng và qui mô, sự thay đổi theo mùa trong nhu cầu, chi phí chung và rất nhiều các yếu tố khác cần kết hợp.

Các loại Phương thức sản xuất

Sản xuất để lưu kho

Sản xuất để lưu kho (Make to stock – MTS) là một chiến lược sản xuất truyền thống dựa trên dự báo nhu cầu. Phương pháp này hữu dụng khi có dự báo về cầu, từ đó sản xuất trên nhu cầu đó. Chẳng hạn như có thể dự đoán nhu cầu đồ chơi vào dịp Giáng sinh.

Tuy nhiên, phương thức sản xuất để lưu kho có thể là vấn đề nếu cầu khó dự đoán được. Với doanh nghiệp hoặc sản phẩm có chu kì kinh doanh không thể đoán trước, phương thức sản xuất để lưu kho có thể dẫn đến quá nhiều hàng tồn kho và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, hoặc quá ít hàng tồn kho và những cơ hội lợi nhuận bị bỏ lỡ.

Sản xuất theo đơn đặt hàng

Phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng (Make to order – MTO) cho phép khách hàng đặt mua các sản phẩm được xây dựng theo thông số kĩ thuật của họ, đặc biệt hữu ích với các sản phẩm cần tùy chỉnh rất nhiều.

Ví dụ về các sản phẩm đặt hàng bao gồm máy tính và các phụ kiện máy tính, ô tô, thiết bị nặng và các mặt hàng có giá trị lớn khác.

Các công ty có thể giảm bớt các vấn đề về hàng tồn kho với phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng thời gian chờ đợi của khách hàng thường dài hơn đáng kể.

Sản xuất lắp ráp theo đơn hàng

Sản xuất lắp ráp theo đơn hàng (Make to assemble – MTA) là sự kết hợp giữa MTS và MTO trong đó các công ty dự trữ các bộ phận cơ bản dựa trên dự đoán nhu cầu, nhưng không lắp ráp chúng cho đến khi khách hàng đặt hàng.

Ưu điểm của chiến lược này cho phép tùy biến nhanh các sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ điển hình nhất là trong ngành nhà hàng, họ sẽ chuẩn bị trước một số nguyên liệu thô và sau đó chờ đợi đơn đặt hàng của khách hàng để bắt đầu thực hiện món ăn.

Một nhược điểm của phương thức sản xuất lắp ráp theo đơn hàng là một công ty có thể nhận được quá nhiều đơn đặt hàng để xử lí, trong khi chỉ có số lượng giới hạn lao động và các thành phần trong tay.

Lưu ý đối với Phương thức sản xuất

Hệ thống sản xuất tức thời là một ví dụ về chiến lược tập trung vào một thành phần trong phương thức sản xuất – quản lí hàng tồn kho. Hệ thống này mang lại lợi ích cho các công ty vì nó cho phép họ giảm những hao tổn và chi phí tồn kho, bằng cách chỉ nhận hàng hóa được sử dụng trong sản xuất tại thời điểm họ cần.

Các công ty sử dụng hệ thống sản xuất tức thời không lưu trữ nhiều hàng tồn kho của các bộ phận và nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất hàng hóa của họ. Thay vào đó là giao các mặt hàng này đến cơ sở sản xuất với số lượng nhỏ hơn khi cần thiết để hoàn thành sản xuất.

Để thực hiện hệ thống sản xuất tức thời, lập kế hoạch hiệu quả là điều cốt yếu để đảm bảo sản xuất không bị trì hoãn vì thiếu nguyên liệu.

Hệ thống kiểm kê điện tử giúp người quản lí giám sát hàng tồn kho và phản ứng nhanh khi số lượng nguyên liệu sản xuất xuống quá thấp.

(Theo Investopedia)

Nguồn: vietnambiz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *