1. Định nghĩa Supply Chain là gì?
Supply chain hay còn được dịch ra là Chuỗi cung ứng. Đây là một chuỗi các hoạt động liên kết với nhau về việc chuyển đổi và dịch chuyển từ nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng đến tay người dùng. Nó là kết quả của nỗ lực từ các tổ chức trong việc đưa các chuỗi hoạt động này thành công. Còn theo định nghĩa của Lee & Bilington, Supply chain là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm và thông qua các hệ thống phân phối chuyển tới tay người tiêu dùng.
Supply Chain là gì? Supply Chain nghĩa là gì? (Nguồn:Vakaxa)
Theo định nghĩa của Ganeshan & Harrison thì Supply chain là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng”.
2. Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp
Nắm rõ thông tin khái niệm Supply Chain là gì, chúng ta có thể thấy supply chain có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, gia tăng độ phủ trên thị trường, mở rộng chiến lược và giúp doanh nghiệp vươn xa.
Vai trò của Supply Chain là gì đối với doanh nghiệp (Nguồn: Kỹ năng xuất nhập khẩu)
Quản lý chuỗi cung ứng có mặt trong tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, từ hoạch định, quản lý quá trình tìm nguồn hàng hay thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… tới việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng chính là quản lý cung và cầu trong hệ thống của doanh nghiệp. Việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu qủa sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp, có cơ hội vượt trội hơn so với đối thủ trên thị trường.
Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng góp phần đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Ở đầu vào của sản phẩm, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng giúp cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường, đem về doanh thu lợi nhuận cao cho công ty.
Bên cạnh đó, việc quản lý chuỗi cung ứng tốt còn góp phần đem lại hiệu quả trong hoạt động logistics (hậu cần), phân phối hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ mới” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.
3. Mô hình Supply Chain là gì?
Nằm lòng định nghĩa chuỗi cung ứng – Supply Chain là gì, bây giờ đây hãy cùng tham khảo mô hình Supply Chain được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay.
Mô hình chuỗi cung ứng được các doanh nghiệp sử dung nhiều nhất hiện nay là mô hình SCOR (Supply – Chain Operations Reference) hay còn hiểu là mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng. Mô hình này sẽ đo lường toàn bộ hiệu suất mà chuỗi cung ứng có thể mang lại, đây là một mô hình tham chiếu quá trình quản trị chuỗi cung ứng trải rộng từ nhà cung cấp cho đến khách hàng, bao gồm các hoạt động chính như: thực hiện giao hàng, thực hiện đơn hàng, chi phí của việc bảo hành, quá trình gửi trà hàng hóa, sản xuất linh hoạt,…
Mô hình SCOR dựa trên ba nguyên tắc chính: mô hình hóa quá trình / tái cấu trúc, đo lường hiệu suất và thực hành tốt nhất. Có 5 khối xây dựng mô hình hóa quy trình riêng biệt cho mô hình SCOR:
- Lên kế hoạch (Plan): Đây là các quy trình liên quan đến lập kế hoạch cung và cầu. Các tiêu chuẩn phải được thiết lập để cải thiện và đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng. Các quy tắc này có thể mở rộng sự tuân thủ, hàng tồn kho, vận chuyển và tài sản.
- Nguồn (Source): Bước này trong mô hình SCOR bao gồm bất kỳ quy trình mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu (thực tế hoặc theo kế hoạch). Mua lại vật liệu và tìm nguồn cung ứng cho cơ sở hạ tầng được kiểm tra để xác định cách quản lý mạng lưới nhà cung cấp, hàng tồn kho, hiệu suất của nhà cung cấp và thỏa thuận. Giai đoạn này sẽ giúp bạn lập kế hoạch khi nào nhận, xác minh và chuyển giao một sản phẩm trong chuỗi cung ứng.
- Thực hiện (Make): Để đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch hoặc thực tế, đây là quá trình sản phẩm được chuyển đổi sang trạng thái cuối cùng. Bước này đặc biệt quan trọng trong các ngành sản xuất và phân phối, và giúp trả lời các câu hỏi về make-to-order (sản xuất chỉ bắt đầu sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đã có sẵn thiết kế và thông số cố định để sản xuất) hay make-to-stock (sản xuất dựa trên việc kết hợp hàng tồn kho với nhu cầu của người tiêu dùng) hay engineer-to-order (sản xuất trong đó sản phẩm được thiết kế, chế tạo toàn bộ từ đầu và hoàn thành sau khi nhận được đơn đặt hàng). Phần “thực hiện” của quy trình bao gồm các hoạt động sản xuất, đóng gói, trình bày và phát hành sản phẩm. Nó cũng liên quan đến mạng lưới sản xuất và quản lý thiết bị và phương tiện.
- Giao hàng (Deliver): Là bất kỳ quy trình nào liên quan đến việc đưa sản phẩm ra ngoài, từ quản lý đơn hàng và nhập kho, đến phân phối và vận chuyển. Bước này cũng liên quan đến dịch vụ khách hàng và quản lý tổng thể vòng đời sản phẩm, hàng tồn kho thành phẩm, tài sản và yêu cầu nhập / xuất.
- Trả lại (Return): Bước cuối cùng này tập trung vào tất cả các sản phẩm được trả lại – vì bất kỳ lý do nào. Các tổ chức phải được chuẩn bị để xử lý việc trả lại các sản phẩm, container và bao bì bị lỗi. Quá trình hoàn trả liên quan đến việc áp dụng các quy tắc kinh doanh, trả lại hàng tồn kho, tài sản và các yêu cầu quy định khác. Bước cuối cùng này trực tiếp liên quan tới hỗ trợ và theo dõi khách hàng sau giao hàng.
Mô hình SCOR là gì? Mô hình Supply Chain là gì?
Mô hình SCOR không cố gắng giải thích mọi quy trình hoặc hoạt động kinh doanh. Như trong tất cả các mô hình kinh doanh, có một phạm vi cụ thể mà mô hình SCOR nhắm đến, bao gồm các phân đoạn sau:
- Tương tác khách hàng: Toàn bộ quá trình quan hệ khách hàng, từ khi đặt đơn hàng đến thanh toán hóa đơn.
- Giao dịch sản phẩm: Tất cả sản phẩm, từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của khách hàng, bao gồm thiết bị, vật tư, sản phẩm số lượng lớn, v.v.
- Tương tác thị trường: Từ sự hiểu biết về nhu cầu, đến việc hoàn thành mọi đơn hàng.
Trọng tâm của SCOR cũng có thể được xác định và đo lường trên 3 cấp độ chi tiết của quy trình như sau:
- Cấp độ 1: Xác định Phạm vi – địa lý, phân khúc và bối cảnh
- Cấp độ 2: Cấu hình của chuỗi cung ứng
- Cấp độ 3: Chi tiết yếu tố quy trình – xác định các hoạt động kinh doanh chính trong chuỗi.
4. Quản trị Supply Chain – chuỗi cung ứng
Làm sao để quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao? Đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm. Sau khi nắm rõ khái niệm, vai trò và mô hình Supply Chain là gì, bây giờ hãy cùng xem những công việc trong quản lý chuỗi cung ứng để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Bao gồm việc lên kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến mua hàng, sản xuất/chế tạo và các hoạt động logistics. Đặc biệt, quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc phối hợp và hợp tác với các đối tác trong chuỗi bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ logistics, và khách hàng.
Việc quản trị chuỗi cung ứng thường phức tạp, yêu cầu sự gắn kết và hợp tác chặt chẽ giữa các công ty và các đối tác trong cùng một chuỗi cung ứng, việc hợp tác này gồm cả khách hàng và nhà cung cấp. Trong nhiều trường hợp, bạn còn cần thêm sự hỗ trợ của các công cụ và phần mềm để việc quản trị chuỗi cung ứng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Digital supply chain là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản trị chuỗi cung ứng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang đến những kết quả tốt trong kinh doanh như:
- Chi phí cho chuỗi cung ứng có thể giảm xuống từ 25 đến 50%
- Lượng hàng tồn kho có thể giảm xuống từ 25 cho đến 60%
- Độ chính xác trong quá trình dự báo sản xuất có thể tăng lên từ 25 cho đến 80%
- Cỉa thiện vòng cung từ đơn hàng từ 30 đến 50%
- Lợi nhuận sau thuế có thể tăng lên đến 20%
5. Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics
Hiểu rõ về việc quản lý Supply Chain là gì, tiếp theo hãy cùng xem nó có gì khác so với Logistics nhé.
Logistics bao gồm các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức nhất định trong khi đó Supply Chain là mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty và các đối tác. Logistics truyền thống tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối & quản lý hàng tồn kho còn Supply Chain Management còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính & dịch vụ khách hàng. Cụ thể:
Logistics là gì? Logistics khác gì supply chain? Các vị trí trong Supply Chain là gì?
Nhìn chung Logistics là một phần của Supply Chain Management. Hai hoạt động này sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau Supply Chain cũng giúp Logistics liên kết được với các bộ phận khác nhau: Vận Chuyển (Transportation); Kho (Storage)… đảm bảo hiệu suất công việc đạt hiệu quả cao.
Tổng kết
Như vây, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn tất cả các thông tin về Supply Chain – chuỗi cung ứng. Chắc hẳn qua bài viết này các bạn đã hiểu được Supply Chain là gì đúng không nào?. Trong xu thế hiện nay, khi ngày càng có nhiều tập đoàn nước ngoài đổ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp Việt. Thì cũng là lúc mở rộng thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tham gia vào các chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu. Vì thế việc quản trị chuỗi cung lại càng trở nên cần thiết và là hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp lớn bởi những lợi ích to lớn mà nó mang về cho các doanh nghiệp. Hiểu được chuỗi cung ứng – Supply Chain là gì, mong rằng các doanh nghiệp Việt có thể ứng dụng và quản lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nguồn: marketingai.admicro.vn