Tóm tắt

Việc nghiên cứu quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là rất quan trọng. Ngoài các yếu kinh tế trong nước được nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu như lạm phát, tỷ giá, cung tiền…, còn có các yếu tố kinh tế trên thế giới đều có thể tác động tới chỉ số VNINDEX trong thời kì kinh tế thị trường như hiện nay. Vì thế bài báo này thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố giá vàng thế giới (GOLD), giá dầu thô (CRUDE), giá trị thị trường SP500 lên giá trị VNINDEX giai đoạn 2008 đến 2013. Tác giả sử dụng mô hình GJR-GARCH và ARDL nghiên cứu với dữ liệu chuỗi thời gian bằng phương pháp thống kê và phân tích định lượng để đánh giá các tác động trên có xem xét tính đến độ trễ và các cú sốc thông tin trên thị trường. Kết quả cho thấy các giá trị SP500, CRUDE, VNINDEX ở giai đoạn trước (trễ 1 đơn vị) đều có tác động tích cực lên giá trị VNINDEX, đồng thời giá trị SP500 còn có tác động tức thời lên chỉ số giá VNINDEX. Một khám phá mới của bài báo chỉ ra rằng giá vàng thế giới không có tác động tới VNINDEX và các cú sốc âm và dương đều có tác động như nhau tới thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

  1. Giới thiệu

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam ra đời vào năm 2000 đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với hai mã cổ phiếu là SAM và REE. Sau đó 5 năm, tức là năm 2005 thì Trung tâm giao dịch chứng khoán ở Hà Nội mới bắt đầu ra đời. Và đến năm 2005 ở Việt Nam mới chỉ được gọi là thời kì chập chững biết đi của TTCK Việt Nam.

Nghiên cứu quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ góp phần giúp Chính phủ xem xét đưa ra các chính sách hợp lý; giúp những nhà đầu tư đưa ra các quyết định trong đầu tư cổ phiếu.

Chỉ số giá chứng khoán luôn luôn biến động theo từng ngày, những biến động này nguyên nhân có thể do sự thay đổi của các yếu tố kinh tế, xã hội bên ngoài hoặc những yếu tố mang tính chất thông tin thị trường. Vì thế việc xem xét yếu tố tác động đó nhằm đưa ra khả năng của thị trường chứng khoán cũng như có các tính toán sao cho phù hợp với mục tiêu của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Hiện nay, trên phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam đa số các nghiên cứu chỉ nói tới yếu tố kinh tế vĩ mô truyền thống như lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng GDP, cung tiền, giá vàng; mà chưa có các nghiên cứu đánh giá các yếu tố giá của thị trường quốc tế như giá vàng, giá xăng dầu, chỉ số giá thị trường SP500. Mặc dụ các yếu tố này có những tác động trực tiếp tới tình hình kinh tế trong nước nói riêng và chỉ số giá chứng khoán nói riêng. Do vậy, việc đánh giá các yếu tố giá cả thị trường quốc tế lên chỉ số VNINDEX là nghiên cứu quan trọng để tìm ra các tác động của các biến giá cả, đồng thời việc nghiên cứu có xem xét tới các cú sốc trên thị trường cũng là điểm mới và không thể thiếu khi nghiên cứu về chỉ số chứng khoán tại Việt Nam.

 

  1. Tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu

2.1 Tổng quan lý thuyết

Được xuất phát từ Fama (1970) đưa ra “Lý thuyết thị trường hiệu quả” đã đặt ra cơ sở lý thuyết cực kỳ quan trọng cho các nhà làm chính sách cũng như cho các nhà đầu tư chứng khoán. Theo đó, các nhà làm chính sách có thể tự do thi hành các chính sách vĩ mô quốc gia mà không cần phải lo sợ rằng các chính sách này sẽ làm thay đổi bản chất của TTCK vì chúng chỉ ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán mà thôi. Từ đó đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung và tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên sự sự thay đổi của chỉ số chứng khoán.

Đối với thị trường chứng khoán Hồng Kong (HIS-Hang Seng Index), Garefalakis et al (2011) thực hiện nghiên cứu các yếu tố quyết định tới thị trường chứng khoán đã đưa ra các yếu tố SP500, CRUDE, GOLD  có tác động tới chỉ số giá chứng khoán ở Hồng Kong. Trong đó các yếu tố SP500 có tác động tới HSI ở độ trễ 1 đơn vị và HSI (Hang Seng Index)  ở độ trễ 1,2,3 có tác động lên HIS ở hiện tại; CRUDE và GOLD có tác động tức thời lên HIS.

Tại thị trường Ấn Độ, Nath và Samanta (2003) đánh giá tác động giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán qua kiểm định Granger đánh giá tác động theo từng năm một, đã chỉ ra chỉ có tác động qua lại vào các năm 1993(sig=0.03), năm 2001 (sig=0.02), năm 2002(sig=0.07). Tác giả đã chỉ ra rằng vào các năm khác nhau với tình hình kinh tế khác nhau dẫn tới sự tác động hay không cũng khách nhau.

Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về TTCK như nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Dung xem xét các nhân tố vĩ mô tác động lên giá chứng khoán ở Việt Nam, một số đề tài cấp thạc sỹ cũng đều xoay quanh các nhân tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, cung tiền hay tỉ giá hối đoái. Bên cạnh đó việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2006 đã đưa Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới, từ đó làm cho việc chịu tác động mạnh mẽ hơn khi có sự thay đổi từ các yếu tố kinh tế bên ngoài. Trong bài nghiên cứu này của tác giả sẽ bỏ qua các tác động của các biến vĩ mô nêu trên, nhóm tác giả sẽ tập trung về các nhân tố giá cả thị trường quốc tế có xem xét tới các tác động tức thời và tác động của các thời kì trễ.

Chi tiết tài liệu và download tại đây

Nguồn: nghiencuudinhluong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *